"Thiên đường hoa cỏ lau" ở cột mốc biên giới

13:18 | 13/11/2020

Ở độ cao hơn 800 mét so với mặt nước biển, cột mốc 1297 hút khách đến ngắm nhìn cỏ lau nở rộ.
Những “cột mốc sống” nơi biên cương Những “cột mốc sống” nơi biên cương
Ký sự từ “bức tường lửa” biên thùy Ký sự từ “bức tường lửa” biên thùy
Những ngày gần đây, mỗi ngày có hàng trăm người đến cột mốc 1297 tham quan, ngắm hoa cỏ lau nở rộ và chiêm ngưỡng cung đường tuần tra biên giới. Khu vực này thuộc xã Bắc Xa, huyện Đình Lập (Lạng Sơn) giáp với xã Vô Ngại, huyện Bình Liêu (Quảng Ninh).
Từ tháng 10 đến tháng 12, hoa cỏ lau nở rộ trải khắp các triền đồi, óng ánh phản chiếu ánh nắng mặt trời khiến cảnh sắc thiên nhiên càng trở nên thơ mộng.
Đường từ khu vực chân mốc để lên đến cột mốc dài gần 1 km và có độ thoải theo các bậc thang để du khách vừa ngắm cảnh, vừa thảnh thơi chụp ảnh với những bụi lau bên đường.
Một đoàn khách trung tuổi mặc áo in cờ tổ quốc chụp ảnh bên cột mốc biên giới 1297. Cột mốc này có độ cao hơn 800 mét so với mặt nước biển.
Đứng tại khu vực cột mốc du khách có thể phóng tầm mắt ngắm nhìn cung đường tuần tra biên giới, uốn lượn như những dải lụa giữa núi đồi trùng điệp.
Từ thành phố Lạng Sơn, du khách xuôi theo quốc lộ 4B đến thị trấn Đình Lập, huyện Đình Lập, tiếp tục đi theo quốc lộ 31 đến xã Bắc Xa. Từ đây, du khách đi theo đường trục chính của xã đến cột mốc 1297. Từ đây, theo đường vành đai biên giới có thể khám phá thêm nhiều cột mốc thú vị khác như 1298, 1300…
Du khách tạo dáng bên bông lau. Tại Quảng Ninh, du khách có thể đi từ trung tâm huyện Bình Liêu theo quốc lộ 18C, xã Lục Hồn lên đến cột mốc 1297 bằng cung đường uốn lượn với chiều dài gần 30 km. Di chuyển bằng xe máy hoặc ô tô sẽ mất khoảng một tiếng.
Hoa cỏ lau có thể mọc ở khắp nơi, trên vách đá, dưới bìa rừng, hay bên lề đường. Bông hoa nở rộ, bung ra những hạt nhỏ màu trắng nhờ gió cuốn đi để sinh sôi nảy nở tiếp. Chính vì vậy, cỏ lau cũng là tượng trưng cho vẻ đẹp hoang sơ và sức sống mãnh liệt của núi rừng.
Khi đi thăm các cột mốc biên giới, du khách cần nắm vững những nội quy khi đi vào vùng biên. Đặc biệt, không tự ý đi sâu vào lãnh thổ nước bạn, chủ động bảo vệ tài sản, xe máy… do tại các khu vực cột mốc không có điểm trông giữ xe. Du khách cũng cần tự chuẩn bị nước uống, bảo vệ cảnh quan môi trường, không xả rác bừa bãi.
Điểm tựa vững chắc cho nhân dân trên biên giới Điểm tựa vững chắc cho nhân dân trên biên giới

Từ xa nhìn xuống, trung tâm xã Bạch Đích nằm giữa thung lũng, lọt giữa những rừng thông xanh mướt. Nổi bật là những ngôi ...

Thiêng liêng những cột mốc đặc biệt trên biên giới Việt Nam Thiêng liêng những cột mốc đặc biệt trên biên giới Việt Nam

Mỗi cột mốc nơi biên giới đều mang ý nghĩa thiêng liêng là đánh dấu chủ quyền biên giới, lãnh thổ, lãnh hải quốc gia. ...

Việt Nam và Campuchia đã hoàn thành 83% cột mốc biên giới Việt Nam và Campuchia đã hoàn thành 83% cột mốc biên giới

Thủ tướng Campuchia Hun Sen cho biết, công tác phân giới cắm mốc giữa Việt Nam và Campuchia đã diễn ra theo chiều hướng tích ...

Minh Cương

Đường dẫn bài viết: https://thoidai.com.vn/thien-duong-hoa-co-lau-o-cot-moc-bien-gioi-123255.html

In bài viết