Tăng cường hiệu quả công tác thực hiện nhiệm vụ kép trong công tác quản lý, bảo vệ tuyến biên giới Việt Nam – Campuchia

14:42 | 12/11/2020

Sáng ngày 12/11/2020 tại Hà Nội, Bộ Ngoại giao – Cơ quan thường trực Ban Chỉ đạo Nhà nước về phân giới cắm mốc biên gió trên đất liền đã phối hợp với Ban Chỉ đạo phân giới cắm mốc Bộ Tài nguyên và Môi trường tổ chức Lễ bàn giao và tập huấn sử dụng bản đồ địa hình biên giới Việt Nam - Campuchia tỷ lệ 1/25.000 cho các bộ, ngành và cơ quan Trung ương.
Quốc hội Campuchia thông qua nghị định thư về công tác phân giới cắm mốc biên giới trên đất liền với Việt Nam Quốc hội Campuchia thông qua nghị định thư về công tác phân giới cắm mốc biên giới trên đất liền với Việt Nam
Việt Nam tham dự Hội nghị Bộ trưởng Ngoại giao G20 về chủ đề “Tăng cường hợp tác qua biên giới” Việt Nam tham dự Hội nghị Bộ trưởng Ngoại giao G20 về chủ đề “Tăng cường hợp tác qua biên giới”
Tăng cường hiệu quả công tác thực hiện nhiệm vụ kép trong công tác quản lý, bảo vệ tuyến biên giới Việt Nam – Campuchia
Ủy viên Trung ương Đảng, Thứ trưởng Bộ Ngoại giao, Chủ tịch Ủy ban liên hợp Phân giới cắm mốc biên giới trên đất liền Việt Nam - Campuchia phát biểu trong buổi lễ. (Ảnh: Baoquocte)

Buổi lễ do ông Lê Hoài Trung, Ủy viên Trung ương Đảng, Thứ trưởng Bộ Ngoại giao, Chủ tịch Ủy ban liên hợp Phân giới cắm mốc biên giới trên đất liền Việt Nam - Campuchia và bà Nguyễn Thị Phương Hoa, Thứ trưởng, Trưởng Ban chỉ đạo Phân giới cắm mốc Bộ Tài nguyên và Môi trường đồng chủ trì với dự tham gia của Lãnh đạo và đại diện của 22 bộ, ngành và cơ quan liên quan.

Tại buổi bàn giao, đại diện 22 cơ quan đã tiếp nhận bộ bản đồ và tham gia chương trình tập huấn, hướng dẫn cài đặt và sử dụng bản đồ số để sử dụng trong công tác biên giới sau khi hai văn kiện pháp lý ghi nhận thành quả phân giới cắm mốc (khoảng 84%) biên giới đất liền Việt Nam - Campuchia có hiệu lực.

Phát biểu tại buổi lễ, Thứ Trưởng Lê Hoài Trung nhấn mạnh về ý nghĩa của bộ bản đồ địa hình biên giới Việt Nam - Campuchia tỷ lệ 1/25.000 cùng với hai văn kiện “Hiệp ước bổ sung Hiệp ước Hoạch định biên giới quốc gia năm 1985 và Hiệp ước bổ sung năm 2005 giữa nước CHXHCN Việt Nam và Vương quốc Campuchia”, và “Nghị định thư phân giới cắm mốc biên giới trên đất liền giữa nước CHXHCN Việt Nam và Vương quốc Campuchia”, ký ngày 5/10/2019 và hệ thống mốc giới khang trang, hiện đại trên thực địa là thành quả to lớn mà hai nước đã đạt được sau hơn 36 năm đàm phán.

Chia sẻ về quá trình thành lập bộ bản đồ biên giới Việt Nam – Campuchia, bà Nguyễn Thị Phương Hoa, Thứ Trưởng, Trưởng Ban chỉ đạo Phân giới cắm mốc Bộ Tài nguyên và Môi trường cho biết: “Bản đồ địa hình biên giới Việt Nam - Campuchia tỷ lệ 1/25.000 là một bộ phận không thể tách rời của Nghị định thư phân giới cắm mốc gồm 92 mảnh bản đồ tiếng Việt – Khmer và 92 mảnh bản đồ tiếng Khmer – Việt. Bộ bản đồ này được thành lập bằng công nghệ ảnh số do Công ty NIRAS Mapping A/S thực hiện, việc in ấn bản đồ được thực hiện tại Đan Mạch. Ngay từ khi bắt đầu triển khai thực hiện thành lập bộ bản đồ này, kỹ thuật của phía Việt Nam và Campuchia đã cùng nhau phối hợp, giám sát, kiểm tra, nghiệm thu chặt chẽ theo từng công đoạn. Công đoạn biên tập, chế in và in bản đồ được đặc biệt quan tâm, ban chỉ đạo phân giới cắm mốc Bộ Tài nguyên và Môi trường đã phối hợp với Bộ Ngoại giao cử cán bộ kỹ thuật có chuyên môn sang Đan Mạch cùng bộ phận kỹ thuật của Campuchia trực tiếp kiểm tra màu in, chất lượng in, nhận bản đồ để đóng tập bàn giao cho phía Campuchia cũng như các Bộ, ngành và địa phương của Việt Nam để phục công tác quản lý biên giới của mỗi bên”.

Tăng cường hiệu quả công tác thực hiện nhiệm vụ kép trong công tác quản lý, bảo vệ tuyến biên giới Việt Nam – Campuchia
Đại diện 22 cơ quan tiếp nhận bộ bản đồ. (Ảnh: Baoquocte)

Thứ Trưởng Lê Hoài Trung nhấn mạnh: “Sau khi hai văn kiện pháp lý có hiệu lực, chúng ta có rất nhiều việc lớn cần triển khai để thực hiện nhiệm vụ kép trong công tác quản lý, bảo vệ biên giới, đó là: (i) vừa quản lý, bảo vệ biên giới trong phạm vi thành quả 84% theo hai văn kiện pháp lý mới ký kết; và (ii) vừa quản lý, bảo vệ biên giới trong phạm vi 16% còn tồn đọng chưa phân giới cắm mố theo Điểm 8 Thông cáo báo chí năm 1995 và các thỏa thuận có liên quan giữa hai nước. Nhiệm vụ này đòi hỏi sự nỗ lực, phối hợp chặt chẽ hơn nữa giữa các cơ quan liên quan từ Trung ương đến địa phương từ khâu bàn giao hồ sơ, tài liệu liên quan | đến khâu bàn giao và triển khai công tác quản lý, bảo vệ đường biên, mốc giới trên thực địa, nhằm tạo điều kiện thuận lợi nhất để giữ vững an ninh, trật tự, an toàn xã hội, phòng, chống tội phạm ở khu vực biên giới; xây dựng đường biên giới đất liền Việt Nam - Campuchia thực sự trở thành đường biên giới hòa bình, ổn định và hợp tác, vì sự phát triển phồn vinh và hạnh phúc của nhân dân hai nước”.

Thứ Trưởng Bộ Ngoại giao cho rằng để thực hiện tốt các mục tiêu, nhiệm vụ trên, các bộ, ngành liên quan và các lực lượng làm công tác quản lý biên giới ở địa phương cần căn cứ vào đường biên giới như thể hiện tại Bản đồ địa hình biên giới Việt Nam - Campuchia tỷ lệ 1/25.000 và thống nhất sử dụng nền tảng của bản đồ chung này để triển khai nhiệm vụ sau khi hai văn kiện pháp lý có hiệu lực. Vì lý do đó, sau phần Lễ bàn giao này, Ban tổ chức đã mời chuyên gia kỹ thuật bản đồ của Bộ Tài nguyên và Môi trường trình bày, hướng dẫn chi tiết, cụ thể cách khai thác, sử dụng bản đồ; đồng thời, hỗ trợ cài đặt phần mềm và tập huấn sử dụng bản đồ số định dạng GEOTIF để cán bộ chuyên trách của các bộ, ngành chuyên môn dễ nắm bắt, áp dụng hiệu quả trong công tác quản lý biên giới và các nhiệm vụ liên quan khác trong thời gian tới.

Tăng cường hiệu quả công tác thực hiện nhiệm vụ kép trong công tác quản lý, bảo vệ tuyến biên giới Việt Nam – Campuchia

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc và Thủ tướng Hun Sen ký văn kiện ghi nhận thành quả phân giới cắm mốc trên đất liền.

(Ảnh: Lao Động)

Quốc hội Campuchia ngày 2/11 đã thông qua toàn văn dự thảo luật phê chuẩn Nghị định thư phân giới cắm mốc trên đất liền giữa Campuchia và Việt Nam.

Trước đó, vào ngày 1/8, lễ trao nhận bản đồ địa hình biên giới Việt Nam - Campuchia tỉ lệ 1/25.000 được tổ chức tại cửa khẩu quốc tế Mộc Bài, Tây Ninh. Hai bên đã kiểm tra, rà soát, thống nhất nội dung và cùng lưu giữ hơn 500 bộ bản đồ địa hình biên giới.

Chính phủ Campuchia đã chuyển giao bản sao bản đồ địa hình biên giới Campuchia - Việt Nam tỉ lệ 1/25.000 cho hơn 35 cơ quan trực thuộc bộ, ngành vào cuối tháng 8/2020.

Đường biên giới trên đất liền Việt Nam và Campuchia có chiều dài khoảng 1.245km, đi qua 10 tỉnh của Việt Nam và 9 tỉnh Campuchia, được hoạch định trong Hiệp ước bổ sung Hiệp ước hoạch định biên giới quốc gia năm 1985 và Hiệp ước bổ sung năm 2005.

Tăng cường hợp tác giữa An Giang với các địa phương của Campuchia Tăng cường hợp tác giữa An Giang với các địa phương của Campuchia

An Giang có 100km đường biên giới giáp với Vương quốc Campuchia. Trên nền tảng mối quan hệ tốt đẹp từ lâu đời, những năm ...

Tăng cường công tác phòng, chống dịch Covid-19 trên các tuyến biên giới Tăng cường công tác phòng, chống dịch Covid-19 trên các tuyến biên giới

Trung tướng Hoàng Xuân Chiến, Ủy viên Trung ương Đảng, Ủy viên Quân ủy Trung ương, Thứ trưởng Bộ Quốc Phòng chủ trì buổi làm ...

Bu Prăng điểm khác biệt nhận thức về đường biên giới Việt Nam – Campuchia (bài 12) Bu Prăng điểm khác biệt nhận thức về đường biên giới Việt Nam – Campuchia (bài 12)

Biên giới đất liền giữa Việt Nam và Campuchia vẫn còn tồn tại 7 khu vực chưa thỏa thuận xong về hướng đi của đường ...

Khánh Chi

Đường dẫn bài viết: https://thoidai.com.vn/tang-cuong-hieu-qua-cong-tac-thuc-hien-nhiem-vu-kep-trong-cong-tac-quan-ly-bao-ve-tuyen-bien-gioi-viet-nam-campuchia-123188.html

In bài viết