Việt Nam thuộc Top 16 nước sớm nộp báo cáo về biến đổi khí hậu

11:30 | 22/10/2020

Trong số 186 nước tham gia Công ước khung của Liên hợp quốc về biến đổi khí hậu, Việt Nam là một trong 16 quốc gia sớm gửi Báo cáo cập nhật Đóng góp do quốc gia tự quyết định (NDC cập nhật) đến Ban thư ký Công ước.
Truyền thông quốc tế đưa tin về chuyến thăm Việt Nam của Thủ tướng Nhật Bản Yoshihide Truyền thông quốc tế đưa tin về chuyến thăm Việt Nam của Thủ tướng Nhật Bản Yoshihide

Chuyến thăm của Thủ tướng Nhật Bản Suga Yoshihide tới Việt Nam từ ngày 18-20/10 thu hút sự quan tâm của truyền thông quốc tế.

Bảo vệ và thúc đẩy quyền con người ở Việt Nam được cộng đồng quốc tế tin tưởng, đánh giá cao Bảo vệ và thúc đẩy quyền con người ở Việt Nam được cộng đồng quốc tế tin tưởng, đánh giá cao

Ngày 07/10 tại trụ sở Liên hợp quốc (LHQ) tại Geneva, Thụy Sỹ, Hội đồng Nhân quyền Liên hợp quốc (HĐNQ) đã kết thúc Khóa ...

Theo TTXVN, danh sách trên được trang web chính thức của Công ước khung của Liên hợp quốc về biến đổi khí hậu (UNFCCC) cập nhật xếp theo thứ tự thời gian nộp báo cáo, năm 2020.

NDC cập nhật của Việt Nam đã thể hiện nỗ lực cao nhất và xác định đóng góp về giảm nhẹ phát thải khí nhà kính, thích ứng với biến đổi khí hậu do Việt Nam cam kết.

Cụ thể, về giảm nhẹ phát thải khí nhà kính, bằng nguồn lực trong nước, đến năm 2020, Việt Nam sẽ giảm 9% tổng lượng phát thải khí nhà kính so với kịch bản phát triển thông thường và tăng đóng góp lên tới 27% khi có hỗ trợ quốc tế thông qua Thỏa thuận hợp tác song phương, đa phương và thực hiện cơ chế mới theo thỏa thuận Paris.

Về thích ứng với biến đổi khí hậu, NDC cập nhật đã xác định các nhiệm vụ chiến lược về thích ứng với biến đổi khí hậu, bao gồm: nâng cao hiệu quả thích ứng thông qua việc tăng cường quản lý nhà nước và nguồn lực; tăng cường khả năng chống chịu và nâng cao năng lực thích ứng cho cộng đồng, các thành phần kinh tế và các hệ sinh thái.; giảm nhẹ rủi ro thiên tai và giảm thiểu thiệt hại, sẵn sàng ứng phó với thiên tai và khí hậu cực đoan gia tăng do biến đổi khí hậu.

Những đóng góp trên được xác định phù hợp với hiện trạng và dự báo phát triển kinh tế-xã hội của quốc gia đến năm 2030; bảo đảm phù hợp với Chiến lược phát triển kinh tế-xã hội, Chiến lược quốc gia về biến đổi khí hậu, Chiến lược quốc gia về tăng trưởng xanh và Chiến lược phòng chống thiên tai.

Một điểm mới là NDC cập nhật của Việt Nam đã bổ sung nội dung về “hài hòa và đồng lợi ích,” qua đó phân tích tính hài hòa và đồng lợi ích giữa giảm nhẹ khí nhà kính, thích ứng biến đổi khí hậu, phát triển kinh tế-xã hội gắn với các mục tiêu phát triển bền vững. Đây là cơ sở xác định các hành động nhằm tối ưu hóa chi phí và lợi ích đối với biến đổi khí hậu tại các ngành, địa phương.

Việt Nam thuộc Top 16 nước sớm nộp báo cáo về biến đổi khí hậu
Danh sách 16 quốc gia đầu tiên đã gửi NDC cập nhật. Nguồn: UNFCCC

Với kết quả trên, mới đây, bà Patricia Espinosa, Thư ký điều hành UNFCCC đã có thư gửi Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường, trong đó đánh giá cao Việt Nam đã hoàn thành việc rà soát, cập nhật NDC theo quyết định của COP21 trong bối cảnh đại dịch COVID-19 đang có nhiều diễn biến phức tạp. Đặc biệt, Việt Nam đã nâng cao đóng góp ứng phó với biến đổi khí hậu thể hiện trong NDC cập nhật.

Theo bà Patricia Espinosa, nỗ lực mà Việt Nam đã bỏ ra để chuẩn bị cho việc đệ trình NDC trong bối cảnh hiện nay là “đáng kinh ngạc.”

Mặc dù COP26 bị hoãn tới tháng 11/2020 do dịch COVID-19, song chúng ta không được quên rằng biến đổi khí hậu vẫn tiếp tục là mối đe dọa dài hạn lớn nhất mà loài người phải đối mặt. Vì thế, các quy hoạch chiến lược và cam kết dài hạn của Việt Nam cho các hành động khí hậu tham vọng và các mục tiêu của Thỏa thuận Paris là rất đáng biểu dương,” bà Patricia Espinosa nhấn mạnh.

Việt Nam thuộc Top 16 nước sớm nộp báo cáo về biến đổi khí hậu
Phát triển các dự án năng lượng tái tạo tại Việt Nam. Ảnh: Bộ TN-MT

Trong thư gửi Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Trần Hồng Hà vào ngày 15/9 vừa qua, ông Pablo Vieira, Giám đốc Tổ chức Đối tác NDC (NDC Partnership) cũng gửi lời chúc mừng Việt Nam đã hoàn thành NDC cập nhật gửi UNFCCC. Ông Pablo Vieira đánh giá Việt Nam đã thể hiện sự lãnh đạo tuyệt vời trong khuôn khổ đối tác, thúc đẩy hành động khí hậu toàn cầu tham vọng hơn.

“Chúng tôi mong muốn được hợp tác với Chính phủ Việt Nam để thực hiện NDC cập nhật phù hợp với các mục tiêu phát triển bền vững của quốc gia. Chúng tôi tin rằng NDC cập nhật của Việt Nam sẽ truyền cảm hứng cho các quốc gia thành viên để tăng cường tham vọng và đẩy mạnh các hành động ứng phó với biến đổi khí hậu toàn cầu thông qua cách tiếp cận toàn diện của cả hệ thống chính phủ và các bên liên quan. Chúng tôi cam kết hỗ trợ Việt Nam thực hiện để đảm bảo đạt được các mục tiêu NDC cập nhật,” thư của người đứng đầu NDC Partnership nêu rõ.

Ngày 17/9/2020, trang thông tin chuyên đưa tin nội dung đàm phán quốc tế về môi trường và biến đổi khí hậu của Viện Quốc tế về Phát triển bền vững (IISD) cũng đánh giá NDC cập nhật của Việt Nam đã làm rõ nội dung “Tổn thất thiệt hại” và những đóng góp về ứng phó với biến đổi khí hậu của Việt Nam đối với 13 mục tiêu hành động vì khí hậu, 11 thành phố và cộng đồng bền vững và 12 sản xuất và tiêu dùng bền vững. Trong đó nêu rõ: “Việt Nam đã cập nhật những đóng góp về giảm nhẹ phát thải khí nhà kính và thích ứng với biến đổi khí hậu; nêu hài hòa đồng lợi ích giữa ứng phó với biến đổi khí hậu với thực hiện các mục tiêu phát triển bền vững cũng như cung cấp thông tin về tác động và tiến độ thực hiện".

Sau khi được Thủ tướng Chính phủ duyệt thông qua ngày 24/7/2020, NDC cập nhật đã được gửi cho Ban Thư ký UNFCCC ngày 11/9/2020 - thời điểm Việt Nam đang nỗ lực thực hiện “mục tiêu kép” là đẩy lùi dịch bệnh và phát triển kinh tế.

NDC của Việt Nam được rà soát và cập nhật với mục tiêu bảo đảm mục tiêu thực hiện NDC phù hợp với các mục tiêu của Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội, Chiến lược quốc gia về biến đổi khí hậu, Chiến lược quốc gia về tăng trưởng xanh và Chiến lược phòng chống thiên tai đồng thời áp dụng một số yêu cầu mới đối với NDC được thông qua tại Hội nghị COP24 phù hợp với khả năng của Việt Nam.

So với NDC đã đệ trình, đóng góp về giảm nhẹ phát thải khí nhà kính trong NDC cập nhật của Việt Nam trong trường hợp quốc gia tự thực hiện đã tăng cả về lượng giảm phát thải và tỷ lệ giảm phát thải.

Cụ thể, lượng giảm phát thải tăng thêm 21,2 triệu tấn CO2tđ (từ 62,7 triệu tấn CO2tđ lên 83,9 triệu tấn CO2tđ) tương ứng với tỷ lệ giảm phát thải tăng 1% (từ 8% lên 9%). Mức đóng góp về giảm nhẹ phát thải khí nhà kính khi có hỗ trợ quốc tế sẽ tăng từ 25% lên 27%, tức lượng giảm phát thải tăng thêm 52,6 triệu tấn CO2tđ (từ 198,2 triệu tấn lên 250,8 triệu tấn CO2tđ).

Mũ ngăn COVID-19 của học sinh Việt vào top 10 Giải thưởng Đổi mới sáng tạo quốc tế iCAN Mũ ngăn COVID-19 của học sinh Việt vào top 10 Giải thưởng Đổi mới sáng tạo quốc tế iCAN

Cuộc thi đổi mới sáng tạo quốc tế (iCAN 2020) lần thứ 5 diễn ra tại Canada, giải vàng chung cuộc thuộc về sản phẩm ...

Quốc tế đánh giá cao Việt Nam trong việc đảm bảo quyền con người Quốc tế đánh giá cao Việt Nam trong việc đảm bảo quyền con người

Báo cáo UPR chu kỳ III của Việt Nam nhận được sự quan tâm nhiều hơn của các nước, các tổ chức quốc tế so ...

Kim Hảo

Đường dẫn bài viết: https://thoidai.com.vn/viet-nam-thuoc-top-16-nuoc-som-nop-bao-cao-ve-bien-doi-khi-hau-121588.html

In bài viết