Nguy cơ xung đột vũ trang Mỹ - Trung trên Biển Đông

14:17 | 11/09/2020

Trao đổi với phóng viên Tiền Phong ngày 10/9, GS Carlyle Thayer (ĐH New South Wales, Học viện Quốc phòng Úc), nhận định, cạnh tranh chiến lược giữa Mỹ và Trung Quốc đang ở mức cao nhất trong thập kỷ qua, có thể dẫn tới xung đột vũ trang trên Biển Đông.
Mỹ kêu gọi trừng phạt các công ty xây dựng đảo bất hợp pháp trên Biển Đông Mỹ kêu gọi trừng phạt các công ty xây dựng đảo bất hợp pháp trên Biển Đông
Mỹ Mỹ "lật tẩy" chiêu trò Trung Quốc quấy phá Biển Đông
Nguy cơ xung đột vũ trang Mỹ - Trung trên Biển Đông
Các tàu tham gia RIMPAC 2020. (Ảnh: Navy News)

Ông Kevin Rudd, cựu Thủ tướng Úc và là chuyên gia về Trung Quốc, từng nhận định hồi tháng 8: “Điều từng được cho là không thể xảy ra - xung đột vũ trang thực sự giữa Mỹ và Trung Quốc - giờ đây dường như có thể xảy ra lần đầu tiên kể từ khi Chiến tranh Triều Tiên kết thúc. Nói cách khác, chúng ta đang đối mặt khả năng xảy ra không chỉ chiến tranh lạnh mới mà còn chiến tranh nóng”.

Nhà nghiên cứu Zhou Bo (Trung tâm Chiến lược và An ninh quốc tế, ĐH Thanh Hoa, Trung Quốc) cho rằng, Tổng thống Mỹ Donald Trump đã đưa Trung Quốc vào tầm ngắm trong chiến lược “cọng rơm cuối cùng làm gãy lưng lạc đà” nhằm đánh bại đối thủ Joe Biden, nên rủi ro phạm sai lầm là cao. Nếu tàu hải quân hai bên va chạm trên Biển Đông, xung đột trực tiếp có thể bùng phát.

Theo GS Thayer, Biển Đông có tầm quan trọng chiến lược đối với Mỹ với tư cách siêu cường toàn cầu, trong khi Trung Quốc khẳng định, Mỹ là quốc gia bên ngoài khu vực, các tranh chấp chủ quyền biển đảo ở Biển Đông nên được các quốc gia liên quan giải quyết một cách trực tiếp. “Vì thế, trong tương lai gần, nhiều khả năng Biển Đông vẫn sẽ là vũ đài cạnh tranh siêu cường”, ông nhận định.

Theo GS Thayer, đến đầu năm 2018, Trung Quốc đã cơ bản hoàn tất việc xây dựng và quân sự hóa 7 đảo nhân tạo ở Trường Sa, lắp đặt trên đó các tên lửa đất đối không, đối hạm, cũng như các hệ thống gây can nhiễu quân sự. Cơ sở hạ tầng trên ba đảo nhân tạo lớn nhất - đá Chữ Thập, đá Vành Khăn và đá Subi - bao gồm các sân bay có đường băng dài 3km, vị trí lắp vũ khí cố định, hạ tầng cảng, doanh trại, tòa nhà quản lý, hệ thống thông tin liên lạc. Các đảo nhân tạo đóng vai trò các căn cứ điều hành tiền phương của tàu hải quân, tàu hải cảnh và tàu dân quân biển của Trung Quốc ở Trường Sa.

Năm 2019, Chiến khu phía nam của quân đội Trung Quốc tiến hành một loạt cuộc tập trận bắn đạn thật và đổ bộ ở Biển Đông. Năm 2020, hải quân Trung Quốc tập trận liên miên, bao gồm diễn tập giả lập ở 4 địa điểm khác nhau. Trong một cuộc tập trận, quân đội Trung Quốc bắn tên lửa đạn đạo từ các địa điểm khác nhau trên đất liền ra vùng biển giữa đảo Hải Nam và quần đảo Hoàng Sa.

Trung Quốc cảnh báo Biển Đông không phải là nơi quân đội Mỹ có thể hành động tùy tiện Trung Quốc cảnh báo Biển Đông không phải là nơi quân đội Mỹ có thể hành động tùy tiện

Thời báo Hoàn Cầu cảnh báo rằng Trung Quốc sẽ không bắn trước nhưng Biển Đông không phải là vùng biển Caribe, nơi quân đội ...

Sau Mỹ, Nhật Bản lên tiếng phản đối Trung Quốc gia tăng căng thẳng trên Biển Đông Sau Mỹ, Nhật Bản lên tiếng phản đối Trung Quốc gia tăng căng thẳng trên Biển Đông

Mới đây, cả Mỹ và Nhật Bản đều bày tỏ sự quan ngại về những hành động gia tăng căng thẳng trên Biển Đông. Trong ...

Mỹ - Trung nguy cơ căng thẳng sau vụ phóng tên lửa ra Biển Đông Mỹ - Trung nguy cơ căng thẳng sau vụ phóng tên lửa ra Biển Đông

Vụ Trung Quốc phóng tên lửa ra Biển Đông có thể khiến Mỹ có lập trường cứng rắn hơn đối với Bắc Kinh, làm tăng ...

Thái An

Đường dẫn bài viết: https://thoidai.com.vn/nguy-co-xung-dot-vu-trang-my-trung-tren-bien-dong-118102.html

In bài viết