Nam công chức mặc áo dài đi làm ở Huế: Đẹp, tốt nhưng không thể áp dụng rộng rãi

12:22 | 11/09/2020

Sau khi Sở Văn hóa và Thể thao (VH&TT) Thừa Thiên - Huế vừa triển khai cho toàn thể cán bộ công chức, người lao động của sở này mặc áo dài trong ngày thứ Hai đầu mỗi tháng, nhiều ý kiến trái chiều được đưa ra xung quanh vấn đề này.
Tin tức thời sự 24h sáng 6/8: Trung úy công an mặc áo phông quần đùi đi dẹp hàng rong bị điều chuyển công tác Tin tức thời sự 24h sáng 6/8: Trung úy công an mặc áo phông quần đùi đi dẹp hàng rong bị điều chuyển công tác
Clip: Công an phường mặc áo cộc tay, quần ngố, lái xe biển xanh xử lý vi phạm trên đường Clip: Công an phường mặc áo cộc tay, quần ngố, lái xe biển xanh xử lý vi phạm trên đường

Sau khi Sở VH&TT Thừa Thiên - Huế triển khai cho toàn thể cán bộ công chức, người lao động mặc áo dài truyền thống khi đi làm việc vào ngày thứ Hai đầu mỗi tháng, ngay lập tức quy định này khiến cộng đồng xôn xao. Ngoài những quan điểm ủng hộ thì cũng không ít ý kiến cho rằng việc này không phù hợp, bất tiện, mang tính hình thức,...

Nam công chức mặc áo dài đi làm ở Huế: Đẹp, tốt nhưng không thể áp dụng rộng rãi
Công chức mặc áo dài đi làm không thể áp dụng rộng rãi trong mọi ngành nghề.

Liên quan đến quy định này của Sở VH&TT Thừa Thiên - Huế, trao đổi với phóng viên Tạp chí Thời Đại Nhà sử học Dương Trung Quốc nhận định: "Phục hồi lại việc mặc áo dài đối với công chức khi đi làm là đáng ghi nhận, nhưng quan trọng là triển khai áp dụng như thế nào, mặc thế nào cho khác giữa quốc phục với thường phục. Thường phục phải phục vụ cho công việc đang làm, hướng đến hiện đại. Còn đối với mặc quốc phục khi đi làm đầu tuần là tốt, nhiều quốc gia trên thế giới đều đã triển khai thì Việt Nam cũng có thể thực hiện việc mặc quốc phục đối với công chức khi đi làm".

"Đối với riêng quan điểm cá nhân tôi, một điều cõ lẽ là phản cảm đó là đeo thẻ bài mô phỏng theo kiểu xưa với 4 chữ Hán là "Nguyên Phong Chấp Sự" trước ngực. Theo tôi, không nên dùng thẻ bài có chữ Hán khi nam công chức mặc áo dài đi làm", ông Dương Trung Quốc nhấn mạnh.

Đồng quan điểm với Nhà sử học Dương Trung Quốc, TS Nguyễn Thị Hồng (Trưởng khoa Văn hoá & Phát triển, Học viện Báo chí & Tuyên truyền) nêu ý kiến: "Việc Sở VH&TT Thừa Thiên - Huế quy định tất cả công chức mặc áo dài khi đi làm thứ Hai đầu tháng là hoàn toàn hợp lý. Quy định này góp phần tạo dấu ấn đặc trưng, bảo tồn văn hoá truyền thống cũng như bảo tồn hình ảnh của áo dài được xem là quốc phục.

Người Việt Nam xưa, cả phụ nữ và đàn ông đều mặc áo dài nên những ý kiến cho rằng nam công chức mặc áo dài đi làm dẫn đến bất tiện là không thực tế. Chủ trương này của Huế là hoàn toàn phù hợp với giá trị văn hoá, đặc thù môi trường công tác. Ở đây chỉ áp dụng cho khối lao động hành chính, đại diện cho lĩnh vực văn hoá - truyền thông. Nếu giả sử áp dụng cho cán bộ công nhân, viên chức ở tất cả những lĩnh vực khác thì không phù hợp".

cong chuc mac ao dai di lam khong the ap dung rong rai trong moi nganh nghe
Áo dài ngũ thân của nam giới ra đời tại Huế từ năm 1744, thời Nguyễn đã đưa lên làm quốc phục.

Việc mặc áo dài truyền thống của nữ giới đã có từ lâu. Đối với nam giới thì áo dài ngũ thân ra đời tại Huế từ năm 1744, thời Nguyễn đã đưa lên làm quốc phục, nghĩa là đã hoàn chỉnh và có hàng trăm năm lịch sử. Áo dài ngũ thân tượng trưng cho tứ thân phụ mẫu và một thân con (nhỏ nhất, nằm trong) tượng trưng cho người mặc.

Áo luôn có 5 cúc cài thể hiện đạo lý của người đàn ông nhân - nghĩa - lễ - trí - tín nên có ý nghĩa phải tự răn mình cần giữ tư cách đàng hoàng, sống đúng đạo lý của người quân tử. Từ thời vua Khải Định đã có sự kết hợp mang loại giày Tây màu đen với áo ngũ thân khá phù hợp.

Trước nhiều luồng phản ứng của dư luận, ông Phan Thanh Hải, Giám đốc Sở VH&TT Thừa Thiên - Huế bày tỏ sự bất ngờ khi hoạt động mặc áo dài của công chức ở Huế nhận được sự quan tâm của người dân cả nước. Ông Hải nhận định: "Bên cạnh sự ủng hộ thì cũng có những ý kiến trái chiều, tất cả đều đáng trân trọng. Việc này giúp chúng tôi thêm tin tưởng vào việc tái hiện lại phần nào những giá trị văn hóa truyền thống".

"Đây là hoạt động nhằm đẩy mạnh và phát huy giá trị văn hóa, truyền thống của dân tộc. Qua đó, góp phần khẳng định thương hiệu Huế - Kinh đô áo dài của Việt Nam", ông Hải nói thêm.

Theo lãnh đạo Sở VH&TT Thừa Thiên - Huế, thứ Hai đầu tháng là ngày cơ quan này tổ chức lễ chào cờ tập trung kết hợp giao ban đơn vị và tặng hoa chúc mừng sinh nhật các thành viên có sinh nhật trong tháng.

Hiện, sở chỉ triển khai việc mặc áo dài chủ yếu cho cán bộ, nhân viên làm việc ở bộ phận văn phòng, hành chính, những người chủ yếu làm việc ở cơ quan. Còn với lực lượng nhân viên làm việc ở hiện trường, lái xe... thì không áp dụng.

Nhà thiết kế Việt nói gì khi Hoàng Thùy Linh bị chỉ trích mặc áo dài không quần? Nhà thiết kế Việt nói gì khi Hoàng Thùy Linh bị chỉ trích mặc áo dài không quần?

Nhiều nhà thiết kế bày tỏ quan điểm, trang phục Hoàng Thùy Linh mặc trong MV "kẻ cắp gặp bà già" không phải là áo ...

Tiểu thương TP Hồ Chí Minh mặc áo dài bán hàng dịp Quốc tế Phụ nữ 8/3 Tiểu thương TP Hồ Chí Minh mặc áo dài bán hàng dịp Quốc tế Phụ nữ 8/3

Hưởng ứng chương trình Tuần Áo dài, nữ tiểu thương buôn bán tại các chợ lớn ở TP Hồ Chí Minh sẽ mặc áo dài ...

Mặc áo dài không quần, ca sỹ người Mỹ bị “ném đá” dữ dội Mặc áo dài không quần, ca sỹ người Mỹ bị “ném đá” dữ dội

Ca sĩ Kacey Musgraves chia sẻ loạt ảnh mặc áo dài không quần mà kết hợp với nội y. Bộ trang phục này cô còn ...

Thanh Thư

Đường dẫn bài viết: https://thoidai.com.vn/nam-cong-chuc-mac-ao-dai-di-lam-o-hue-dep-tot-nhung-khong-the-ap-dung-rong-rai-118080.html

In bài viết