Cướp biển và tội phạm trên biển châu Á tăng kỷ lục

14:54 | 10/09/2020

Công ty phân tích dữ liệu mã nguồn mở có trụ sở tại bang Virginia (Mỹ), ngày 10-9 cho biết: bất chấp đại dịch COVID-19, cướp biển và các tội phạm khác đã gia tăng trên các vùng biển châu Á trong 7 tháng đầu năm nay.
Mỹ tăng cường lực lượng gần biên giới Nga Mỹ tăng cường lực lượng gần biên giới Nga
COVID-19 khiến vấn nạn cướp biển trở thành điểm nóng tại Ecuador COVID-19 khiến vấn nạn cướp biển trở thành điểm nóng tại Ecuador
1756 pirates 1
Một nhóm cướp biển hoạt động ngoài khơi Malaysia. Ảnh: Inquirer.

Theo báo cáo trên, trong 7 tháng đầu năm 2020, có ít nhất 50 vụ cướp biển, cướp có vũ trang và bắt cóc đòi tiền chuộc đã xảy ra trên các vùng biển của châu Á, phần lớn là tại biển Sulu và eo biển Malacca - một trong những tuyến đường hàng hải đông đúc nhất thế giới.

Con số này cao gấp đôi so với những vụ tội phạm được ghi nhận cùng kỳ năm 2019 và là con số cao nhất tính từ năm 2016 trở lại đây, theo báo cáo.

Hãng tin Reuters ngày 10-9 dẫn báo cáo của Babel Street cho biết một nhóm Hồi giáo tại Philipiines và có liên hệ với tổ chức khủng bố Nhà nước Hồi giáo (IS) chịu trách nhiệm cho nhiều phi vụ trên. Khu vực chịu ảnh hưởng nặng nề nhất là biển Sulu và khu vực ven biển ở phía nam Philippines.

Các vụ cướp biển và tấn công vũ trang nhắm vào tàu thuyền xảy ra ở nhiều vùng biển, từ Bangladesh, Ấn Độ cho tới Philippines và Indonesia. Chỉ riêng tại eo biển ngoài khơi Singapore, ít nhất 16 vụ tấn công đã xảy ra trong nửa đầu năm 2020.

Cướp biển thường hoạt động theo nhóm từ 3 tới 8 người, tiếp cận mục tiêu bằng tàu cỡ nhỏ tốc độ cao, sử dụng dao và vũ khí khác tiến hành cướp bóc chớp nhoáng. Những tài sản bị cướp chủ yếu là kim loại phế liệu, động cơ, thiết bị liên lạc, hoặc tài sản cá nhân có giá trị.

Bên cạnh cướp bóc, một số vụ bắt giữ con tin trên biển cũng xảy ra.

Các chuyên gia nhận định đại dịch Covid-19 là nguyên nhân khiến các vụ cướp biển, cùng nhiều loại tội phạm khác, gia tăng về số lượng trong năm 2020.

"Covid-19 làm suy giảm thương mại toàn cầu, làm giảm thu nhập của người dân, gia tăng nghèo đói và thất nghiệp, dẫn đến các vụ cướp biển xảy ra nhiều hơn", ông Prins nói.

Ông McDaniel Wicker - cựu nhân viên tình báo không quân Mỹ, phó giám đốc Babel Street và là tác giả của báo cáo - nhận định tội phạm gia tăng trong khu vực sẽ ảnh hưởng đáng kể đến an ninh của vùng biển này.

Ông Wicker cho biết biển Sulu là một tuyến đường hàng hải quan trọng, và việc kiểm soát tội phạm ở khu vực này đòi hỏi phải điều động lực lượng an ninh từ các khu vực khác đến đây trong bối cảnh cũng cần đảm bảo an ninh ở nơi khác.

Tàu biển Việt Nam xuất cảnh cẩn trọng gặp cướp biển Tàu biển Việt Nam xuất cảnh cẩn trọng gặp cướp biển

Từ ngày 17/12 - 23/12 vừa qua đã xảy ra 5 vụ cướp có vũ trang tấn công tàu thuyền ở khu vực eo biển phía ...

Việt Nam, Malaysia nhất trí tăng cường hợp tác chống cướp biển Việt Nam, Malaysia nhất trí tăng cường hợp tác chống cướp biển

Ngày 28/4, tại Manila, Philippines, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc đã có cuộc gặp song phương với Thủ tướng Malaysia Najib Razak nhân ...

Cục Hàng hải Việt Nam cảnh báo về tình hình cướp biển có vũ trang Cục Hàng hải Việt Nam cảnh báo về tình hình cướp biển có vũ trang

TĐO - Cục Hàng hải Việt Nam vừa có công văn hỏa tốc gửi Cục Đăng kiểm Việt Nam, các Cảng vụ Hàng hải về ...

Tuấn Quỳnh (TH)

Đường dẫn bài viết: https://thoidai.com.vn/cuop-bien-va-toi-pham-tren-bien-chau-a-tang-ky-luc-117988.html

In bài viết