Tranh luận kéo dài, chưa chốt được tiến độ cuối cùng của việc bỏ sổ hộ khẩu

12:42 | 05/09/2020

Trong khi các đại biểu Quốc hội muốn kéo dài lộ trình bỏ sổ hộ khẩu đến năm 2022, thì Bộ Công an lại cam kết tiến độ thực hiện sẽ hoàn thành trong năm 2021.
Quốc hội sẽ quyết định việc bỏ sổ hộ khẩu vào cuối năm nay Quốc hội sẽ quyết định việc bỏ sổ hộ khẩu vào cuối năm nay
Bộ Chính trị kết luận chưa tăng lương cơ sở từ 1/7/2020 Bộ Chính trị kết luận chưa tăng lương cơ sở từ 1/7/2020

Chiều 4/9, nội dung về việc bỏ sổ hộ khẩu khi Luật Cư trú (sửa đổi) có hiệu lực từ 1/7/2021 được thảo luận tại Hội nghị đại biểu Quốc hội chuyên trách.

Theo Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật Hoàng Thanh Tùng, đa số ý kiến tán thành việc thay đổi phương thức quản lý cư trú mới. Tuy nhiên, cũng có ý kiến băn khoăn về thời điểm có hiệu lực thi hành của Luật từ ngày 1/7/2021 vì cho rằng không đủ thời gian để bảo đảm các cơ sở dữ liệu liên quan và vận hành ngay được trên thực tế.

3348 32af5c8b6cdb9085c9ca
Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật Hoàng Thanh Tùng. Ảnh: Hải Ninh

Vì vậy, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đưa ra 2 phương án.

Phương án 1: Có quy định chuyển tiếp. Theo đó, kể từ ngày Luật này có hiệu lực thi hành, sổ hộ khẩu, sổ tạm trú đã được cấp vẫn được sử dụng và có giá trị như giấy tờ xác nhận về cư trú theo quy định của luật này cho đến hết ngày 31/12/2022. Thông tin về cư trú trong Cơ sở dữ liệu về cư trú là thông tin gốc, cơ quan đăng ký cư trú sẽ không cấp mới, cấp lại sổ hộ khẩu, sổ tạm trú.

Phương án 2: giữ như nội dung Chính phủ đã trình Quốc hội tại kỳ họp thứ 9. Các loại giấy tờ có giá trị pháp lý đã phát hành có sử dụng thông tin từ sổ hộ khẩu, sổ tạm trú vẫn có nguyên hiệu lực pháp luật. Sổ hộ khẩu, sổ tạm trú không có giá trị sử dụng trong các giao dịch, quan hệ pháp luật được xác lập mới kể từ ngày luật có hiệu lực thi hành.

Phó chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật Trần Thị Dung nghiêng về phương án 1. Theo bà, quy định chuyển tiếp như vậy tạo thuận tiện cho người dân, đảm bảo tính khả thi của luật. Đặc biệt, việc duy trì sổ hộ khẩu không ảnh hưởng đến phương thức quản lý mới mà chỉ đồng hành trong một thời gian nhất định.

Trong khi đó, ở phía cơ quan chủ trì soạn thảo luật, Thứ trưởng Bộ Công an Nguyễn Duy Ngọc lại có ý kiến khác. Ông Ngọc đề nghị chỉ nên quy định một phương án như nội dung do Chính phủ trình Quốc hội, là sẽ bỏ sổ hộ khẩu khi Luật Cư trú (sửa đổi) chính thức có hiệu lực, không có quy định chuyển tiếp là được sử dụng đến hết ngày 31/12/2022.

Bộ Công an khẳng định sẽ đưa vào vận hành chính thức Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư từ ngày 1/7/2021 và đáp ứng được yêu cầu quản lý cư trú đối với công dân.

Về lập số định danh cá nhân, Bộ Công an dự kiến đến tháng 12/2020, việc xác lập số định danh cá nhân cho toàn bộ công dân Việt Nam sẽ hoàn thành.

Việc bỏ sổ hộ khẩu vẫn còn nhiều ý kiến khác nhau nên chưa chốt được tiến độ cuối cùng.

Phó thủ tướng: Phó thủ tướng: 'Dịch còn kéo dài, phải thực hiện tốt 6 việc'
Luật cư trú: Bộ Công an đề xuất bỏ sổ hộ khẩu giấy Luật cư trú: Bộ Công an đề xuất bỏ sổ hộ khẩu giấy

Tú Anh (TH)

Đường dẫn bài viết: https://thoidai.com.vn/tranh-luan-keo-dai-chua-chot-duoc-tien-do-cuoi-cung-cua-viec-bo-so-ho-khau-117535.html

In bài viết