Ông Trịnh Đình Dũng: Không thể ép ngân hàng cho vay dự án cao tốc

22:45 | 18/08/2020

Đây là quan điểm được Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng nhấn mạnh trong buổi làm việc ngày 18/8 với Bộ Giao thông Vận tải, Bộ Kế hoạch Đầu tư, Ngân hàng Nhà nước và các đơn vị liên quan về tình hình triển khai Dự án xây dựng một số đoạn đường bộ cao tốc trên tuyến Bắc-Nam phía Đông giai đoạn 2017-2020.
Thủ tướng yêu cầu thông tuyến cao tốc Trung Lương - Mỹ Thuận cuối năm nay Thủ tướng yêu cầu thông tuyến cao tốc Trung Lương - Mỹ Thuận cuối năm nay
Hàng loạt dự án giao thông tại Hà Nội sẽ hoàn thành trong năm 2020 Hàng loạt dự án giao thông tại Hà Nội sẽ hoàn thành trong năm 2020
4128 9adcc11981625a4286635ed9443ad03b
Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng tại buổi làm việc - Ảnh VGP/Nhật Bắc

Theo Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng, để thực hiện khâu đột phá chiến lược về phát triển kết cấu hạ tầng, đặc biệt là hạ tầng giao thông vận tải, trong giai đoạn 2021 - 2030, Việt Nam phải đưa vào vận hành khoảng 3.000km đường cao tốc nữa.

Giai đoạn 5 năm (2021-2025), phải hoàn thành được từ 1.300-1.500 km đường cao tốc, tương ứng với nhu cầu vốn khoảng 260.000 tỷ đồng.

“Chúng ta phải huy động nguồn lực từ các nhà đầu tư, trong đó vai trò của ngân hàng là đặc biệt quan trọng. Vấn đề đặt ra là làm thế nào để các ngân hàng tham gia vào các dự án giao thông?”, Phó Thủ tướng nêu vấn đề.

Phó Thủ tướng cũng cho rằng, muốn ngân hàng tham gia vào dự án giao thông thì chính dự án đó phải có hiệu quả và 'không thể dùng mệnh lệnh để ép ngân hàng cho vay'.

3029 437f9c4c 4c61 41a0 bc69 0f90faa5d3a5
Theo Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng, trong giai đoạn 2021 - 2030, Việt Nam phải đưa vào vận hành khoảng 3.000km đường cao tốc nữa - Ảnh minh họa

Trước hết, các bộ, ngành liên quan cần hoàn thiện hệ thống pháp luật, đảm bảo trách nhiệm và quyền lợi của các chủ thể rõ ràng, minh bạch. Bộ KH&ĐT phải nhanh chóng ban hành các văn bản hướng dẫn thực hiện Luật PPP vừa được Quốc hội ban hành, bảo đảm hài hoà lợi ích giữa người dân, nhà nước và nhà đầu tư.

Về phía Bộ GTVT, Phó Thủ tướng yêu cầu cơ quan này tiếp tục nâng cao năng lực quản lý, năng lực của các chủ thể tham gia quá trình đầu tư, xây dựng như tư vấn, thẩm định dự án, quy hoạch, các Ban quản lý dự án…

Phó Thủ tướng cũng yêu cầu Ngân hàng Nhà nước đề xuất chính sách cụ thể tháo gỡ cho các Ngân hàng thương mại để có cơ chế tham gia các dự án giao thông trong thời gian tới.

Riêng với 5 dự án thành phần đầu tư theo hình thức PPP, theo hồ sơ mời thầu, tổng vốn đầu tư 5 dự án khoảng 39.530 tỷ đồng. Trong đó vốn ngân sách tham gia là 20.136 tỷ đồng, chiếm 51%; vốn nhà đầu tư huy động là 19.394 tỷ đồng, chiếm 49%.

Nhu cầu vốn tín dụng trung bình khoảng 3.100 tỷ đồng/dự án. Tuy nhiên, theo đánh giá của Ngân hàng Nhà nước, hiện “khó có thể xem xét, tài trợ vốn cho các dự án giao thông mới”.

Bởi, hầu hết các dự án BOT, BT giao thông có quy mô và tổng mức đầu tư lớn, thời gian vay vốn kéo dài… tiềm ẩn rủi ro cho các ngân hàng.

Cao tốc Đồng Đăng-Trà Lĩnh có tổng mức đầu tư dự kiến là gần 21 nghìn tỷ Cao tốc Đồng Đăng-Trà Lĩnh có tổng mức đầu tư dự kiến là gần 21 nghìn tỷ

Theo phê duyệt của Thủ tướng Chính phủ ,đây là dự án nhóm A với tổng mức đầu tư dự kiến là 20.939 tỷ đồng. ...

Thủ tướng yêu cầu thông tuyến cao tốc Trung Lương - Mỹ Thuận cuối năm nay Thủ tướng yêu cầu thông tuyến cao tốc Trung Lương - Mỹ Thuận cuối năm nay

Thủ tướng yêu cầu nhà đầu tư Dự án đường cao tốc Trung Lương-Mỹ Thuận huy động mọi nguồn lực đẩy nhanh tiến độ thi ...

Cao tốc Hà Nội-Hải Phòng sẽ thu phí không dừng từ 11/8 Cao tốc Hà Nội-Hải Phòng sẽ thu phí không dừng từ 11/8

Tổng Công ty Phát triển hạ tầng và Đầu tư tài chính Việt Nam (VIDIFI) cho biết, đã hoàn thành hệ thống thu phí điện ...

Bình An

Đường dẫn bài viết: https://thoidai.com.vn/ong-trinh-dinh-dung-khong-the-ep-ngan-hang-cho-vay-du-an-cao-toc-115736.html

In bài viết