Úc có động thái can dự quyết liệt hơn trên Biển Đông 

16:08 | 26/07/2020

Sự hiện diện của Úc trên Biển Đông vẫn còn khá khiêm tốn và thường vấp phải sự chỉ trích, đe dọa từ Trung Quốc. Tuy nhiên, thời gian gần đây, Úc đã có thêm động thái quyết liệt can dự mạnh mẽ hơn đối với các vấn đề ở Biển Đông.
Trung Quốc diễn tập bắn đạn thật ở vùng biển đảo Lôi Châu Trung Quốc diễn tập bắn đạn thật ở vùng biển đảo Lôi Châu
Cuộc cạnh tranh mới của Mỹ - Trung ở Biển Đông Cuộc cạnh tranh mới của Mỹ - Trung ở Biển Đông

Dù không phải là một bên trong tranh chấp chủ quyền tại Biển Đông, Úc có lợi ích đan xen quan trọng về kinh tế, chính trị và chiến lược tại khu vực biển này. Khoảng 60% hàng hóa xuất khẩu của Úc được vận chuyển qua khu vực Biển Đông.

Cho đến cuối năm 2019, sự can dự của Úc đối với vấn đề Biển Đông còn hạn chế, chủ yếu dừng lại ở bày tỏ quan ngại về các diễn biến gây căng thẳng tại khu vực Biển Đông, trong đó có việc Trung Quốc xây dựng các thực thể nhân tạo trên các thực thể tại hai quần đảo Trường Sa, Hoàng Sa của Việt Nam, và quân sự hóa các đảo nhân tạo đó. Đồng thời, Úc kín đáo phản đối yêu sách đường chín đoạn phi pháp của Trung Quốc.

Tuy nhiên, thời gian gần đây, Úc đã có thêm động thái quyết liệt can dự mạnh mẽ hơn đối với các vấn đề ở Biển Đông. Từ tháng 4-2020 đến nay, Úc đã có nhiều bước đi đáng chú ý.

3205 1
Chính quyền của Thủ tướng Úc Scott Morrison đang điều chỉnh và tăng cường sức mạnh quân sự trước mối đe dọa từ Trung Quốc - Ảnh: AFP

Bộ Quốc phòng Úc ngày 22/4 cho biết tàu hộ vệ tên lửa HMAS Parramatta (thuộc lớp Anzac) của Hải quân Hoàng gia Úc đã tập trận với các tàu chiến Mỹ ở Biển Đông.

Cụ thể, theo thông báo của Bộ Tư lệnh Hạm đội Thái Bình Dương, cuộc tập trận chung diễn ra từ ngày 13/4. Phía Hải quân Australia cử tàu hộ vệ HMAS Parramatta trong khi Mỹ điều tàu tuần dương USS Bunker Hill (CG 52), tàu tấn công đổ bộ USS America (LHA 6) và tàu khu trục tên lửa dẫn đường USS Barry (DDG-52).

Hai bên đã tiến hành huấn luyện tích hợp lực lượng và thực hiện các bài tập trận giữa Parramatta và Bunker Hill.

Theo Bộ Tư lệnh Hạm đội Thái Bình Dương của Mỹ, các nội dung cụ thể bao gồm tập bắn đạn thật phối hợp, vận hành trực thăng phối hợp, tập dượt bảo vệ lực lượng tàu nhỏ, phối hợp kiểm soát và chỉ huy và năng lực tương tác.

Hãng tin ABC dẫn thông tin từ Bộ Quốc phòng Australia xác nhận tàu HMAS Parramatta đã tập trận chung với ba chiến hạm Mỹ ở Biển Đông và đi qua vùng đang có tranh chấp.

Bộ này nêu thêm rằng "Australia đã duy trì một chương trình can dự quốc tế mạnh mẽ với các nước trong và xung quanh khu vực Biển Đông trong nhiều thập niên qua".

Thủ tướng Úc Scott Morrison khẳng định “Chúng tôi sẽ tiếp tục lập trường nhất quán là ủng hộ mạnh mẽ tự do hàng hải trên Biển Đông”.

3302 2
Binh sĩ Australia. Ảnh tư liệu: AFP/TTXVN

Đài ABC hôm 22/7 dẫn thông tin từ Bộ Quốc phòng Úc về cuộc hành trình của nhóm tàu chiến Úc ở Biển Đông, và có lúc áp sát các đảo mà Trung Quốc chiếm đóng phi pháp ở Trường Sa.

Nhóm tàu chiến Úc, do tàu tấn công đổ bộ HMAS Canberra dẫn đầu, đã di chuyển qua Biển Đông trong lúc trên đường đến vùng biển gần Philippines để tham gia hoạt động diễn tập với hải quân Mỹ và Nhật Bản.

Sau khi kết thúc, nhóm tàu Úc gồm các chiếc HMAS Canberra, HMAS Hobart, HMAS Stuart, HMAS Arunta và HMAS Sirius sẽ đến Hawaii.

“Úc cam kết một khu vực Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương (Indo-Pacific) an toàn, rộng mở, thịnh vượng và thích ứng. Chúng tôi thường xuyên phối hợp với các đối tác khu vực để giải quyết những thách thức an ninh chung”, một phát ngôn viên Lực lượng Quốc phòng Úc cho biết.

Hôm 21.7, hải quân Mỹ thông báo nhóm tác chiến tàu sân bay USS Ronald Reagan đang tiến hành cuộc tập trận chung cùng tàu chiến của Nhật Bản và Úc tại biển Philippines.

Cuộc tập trận bắt đầu từ ngày 19.7 và dự kiến kết thúc vào ngày 23.7, diễn ra trong lúc các tàu chiến đang trên đường đến Hawaii dự cuộc tập trận Vành đai Thái Bình Dương (RIMPAC) từ ngày 17 - 31.8.

Theo thông cáo của Bộ Quốc phòng Úc, cuộc tập trận ba bên lần này bao gồm các hoạt động như tiếp nhiên liệu trên biển, hoạt động hàng không, hàng hải và diễn tập liên lạc.

Hải quân ba nước lần đầu tiên phối hợp tại khu vực Biển Đông trong các hoạt động gồm tiếp nhiên liệu trên biển, tác chiến trên không, thao diễn trên biển và liên lạc trên biển.

3348 3
Máy bay chiến đấu và tuần thám của không quân Úc bay qua đội hình nhóm 5 tàu chiến của hải quân Úc trong sứ mệnh đảm bảo sự hiện diện ở Đông Nam Á tháng 7-2020 - Ảnh: Bộ Quốc phòng Úc

Đặc biệt hơn, đầu tháng 7, Thủ tướng Scott Morrison công bố Cập nhật chiến lược quốc phòng Úc 2020 và Kế hoạch cấu trúc lực lượng. Theo đó, Úc sẽ tăng cường đầu tư nâng cao năng lực quân sự, đặc biệt là năng lực tấn công tầm xa (cho các hệ thống tên lửa hạt nhân tầm xa hiện đại, vũ khí tấn công trên không, tấn công tàu biển...) để đối phó với những thay đổi nhanh chóng của môi trường chiến lược tại khu vực mà thủ tướng Úc mô tả là "thách thức nhất kể từ những năm 1930", "nguy hiểm hơn" và "bất ổn hơn".

Theo bản cập nhật Chiến lược quốc phòng năm 2020 và Kế hoạch cấu trúc lực lượng được công bố ngày 29/6, Australia sẽ chi 800 triệu AUD mua tên lửa chống hạm tầm xa AGM-158C (LRASM) của Hải quân Mỹ. Loại tên lửa này có tầm bắn hơn 370 km, ưu việt hơn hẳn tên lửa chống hạm AGM-84 được đưa vào sử dụng ở Australia từ đầu những năm 1980, với tầm bắn chỉ 124 km.

Australia sẽ chi 9,3 tỷ AUD cho nghiên cứu và phát triển vũ khí tầm xa, tốc độ cao, bao gồm cả vũ khí siêu âm và đầu tư từ 5 - 7 tỷ AUD cho một hệ thống giám sát dưới nước quy mô lớn sử dụng các cảm biến công nghệ cao, có thể bao gồm cả tàu ngầm không người lái.

Ngoài ra, Chính phủ Australia sẽ chi 15 tỷ AUD để tăng cường năng lực chiến tranh thông tin và chiến tranh mạng trong vòng 10 năm tới; 1,3 tỷ AUD thúc đẩy các hoạt động an ninh mạng của các cơ quan tình báo an ninh bao gồm một mạng lưới các vệ tinh cho một mạng thông tin độc lập, và 7 tỷ AUD cho việc cải thiện năng lực không gian của Bộ Quốc phòng.

Như vậy, theo Thủ tướng Morrison, cam kết chi tiêu quốc phòng mới của Chính phủ Australia tăng hơn 70 tỷ AUD so với dự toán ngân sách quốc phòng hiện nay là 200 tỷ AUD cho 10 năm tới, và vượt mức cam kết chi 2% tổng sản phẩm quốc nội (GDP) cho quốc phòng.

Indonesia tập trận lớn ở Biển Đông sau khi từ chối đàm phán với Trung Quốc Indonesia tập trận lớn ở Biển Đông sau khi từ chối đàm phán với Trung Quốc

Trước tình hình căng thẳng biển Đông, quân đội Indonesia đã tiến hành tập trận lớn ở biển Java và Biển Đông ngay sau khi ...

Mỹ lên án Trung Quốc lập Mỹ lên án Trung Quốc lập "đế chế hàng hải" ở Biển Đông

Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Mark Esper ngày 21/7 lên tiếng phản đối các hành động gần đây của Bắc Kinh tại Biển Đông đồng ...

Diễn biến mới Biển Đông sẽ lên bàn nghị sự Asean Diễn biến mới Biển Đông sẽ lên bàn nghị sự Asean

Thứ trưởng Ngoại giao Nguyễn Quốc Dũng, Trưởng SOM ASEAN đã nêu bật những nội dung liên quan đến RCEP, Biển Đông, ứng phó Covid-19, ...

Tuấn Quỳnh (TH)

Đường dẫn bài viết: https://thoidai.com.vn/uc-co-dong-thai-can-du-quyet-liet-hon-tren-bien-dong-113486.html

In bài viết