Nâng cao địa vị pháp lý của BĐBP trong thực thi nhiệm vụ biên phòng

12:27 | 22/07/2020

Việc ban hành Luật Biên phòng Việt Nam (BPVN) nhằm thể chế hóa mục tiêu, quan điểm của Nghị quyết số 33-NQ/TW ngày 28-9-2018 của Bộ Chính trị về Chiến lược bảo vệ biên giới quốc gia, khắc phục những hạn chế, bất cập trong thực tiễn hơn 20 năm thi hành Pháp lệnh BĐBP.
An Giang: Bắt 3 vụ xuất, nhập cảnh trái phép qua biên giới An Giang: Bắt 3 vụ xuất, nhập cảnh trái phép qua biên giới
Chung tay xây đắp biên giới giàu mạnh Chung tay xây đắp biên giới giàu mạnh
Nâng cao địa vị pháp lý của BĐBP trong thực thi nhiệm vụ biên phòng

Cán bộ Biên phòng cửa khẩu cảng thành phố Hải Phòng, BĐBP thành phố Hải Phòng kiểm tra, kiểm soát đảm bảo an ninh ở khu vực cửa khẩu cảng. Ảnh: Viết Hà

Luật Biên phòng cũng luật hóa một số quy định về xây dựng, quản lý, bảo vệ biên giới, khu vực biên giới, xây dựng nền biên phòng toàn dân, hệ thống chính trị cơ sở, đầu tư phát triển kinh tế - xã hội, nhất là hình thức, biện pháp quản lý, bảo vệ biên giới, tạo thuận lợi cho lực lượng BĐBP thực hiện nhiệm vụ biên phòng, bảo đảm tính thống nhất, đồng bộ trong thực thi pháp luật ở biên giới. Đây là quan điểm nhất quán của các đại biểu tham dự Hội nghị tọa đàm về dự thảo Luật BPVN do Ủy ban Quốc phòng và An ninh của Quốc hội tổ chức ngày 20-7, tại thành phố Hải Phòng.

Tại hội nghị, các đại biểu tập trung thảo luận, cho ý kiến về sự cần thiết ban hành Luật BPVN, phạm vi điều chỉnh, tên gọi của dự thảo Luật BPVN; nhiệm vụ của lực lượng BĐBP; lực lượng phối hợp thực thi nhiệm vụ biên phòng; bảo đảm về chế độ, chính sách biên phòng. Đa số ý kiến cho rằng, việc ban hành Luật BPVN là hết sức cần thiết và đã được xác định tại Nghị quyết số 33-NQ/TW của Bộ Chính trị về Chiến lược bảo vệ biên giới quốc gia, phát huy sức mạnh tổng hợp của cả hệ thống chính trị, cơ quan, tổ chức trong sự nghiệp bảo vệ biên giới. Đồng thời, xây dựng lực lượng BĐBP chính quy, tinh nhuệ, từng bước hiện đại đáp ứng vai trò nòng cốt chuyên trách trong xây dựng, quản lý, bảo vệ chủ quyền lãnh thổ, an ninh biên giới quốc gia.

Theo luật sư Lê Việt Trường, dự thảo Luật BPVN được chuẩn bị công phu, phù hợp với các văn bản pháp luật, quán triệt đầy đủ các quan điểm của Đảng và cụ thể hóa Hiến pháp năm 2013, luật hóa được chức năng nhiệm vụ bảo vệ biên giới trên bộ, trên không và trên biển.

“Lĩnh vực biên phòng, chức năng nhiệm vụ của BĐBP liên quan đến toàn vẹn lãnh thổ, bảo vệ an ninh biên giới quốc gia, các lợi ích kinh tế của đất nước, bảo vệ an ninh, trật tự an toàn xã hội ở khu vực biên giới, cửa khẩu, đường mòn, lối mở. Những vấn đề Luật Biên giới quốc gia, Luật An ninh quốc gia đã quy định là quy định chung, còn dự thảo Luật BPVN cụ thể hóa để đáp ứng yêu cầu bảo vệ biên giới trong tình hình mới” – Luật sư Lê Việt Trường nhấn mạnh.

Đối với tên gọi Luật BPVN, theo luật sư Lê Việt Trường, tên gọi này đã được xác định trong Nghị quyết số 33 – NQ/TW của Bộ Chính trị. Luật BPVN đây là cơ sở pháp lý để đảm bảo tính uy nghiêm và biểu tượng quốc gia tại biên giới, cửa khẩu. Với vai trò lực lượng nòng cốt, chuyên trách trong thực hiện nhiệm vụ biên phòng, Luật BPVN khi được ban hành sẽ nâng cao địa vị pháp lý của BĐBP trong thực thi nhiệm vụ biên phòng, đối ngoại.

Để làm rõ thêm về tên gọi của Luật BPVN, Đại tá, Tiến sĩ Trần Kim Hải, Phó Giám đốc Học viên An ninh lập luận, để xây dựng, quản lý, bảo vệ vững chắc chủ quyền lãnh thổ, an ninh biên giới quốc gia, cần phải xây dựng được nền biên phòng toàn dân và xây dựng lực lượng thực thi nhiệm vụ biên phòng vững mạnh. Nếu lấy tên gọi này là Luật BĐBP sẽ chỉ quy định cơ sở pháp lý cho lực lượng chuyên trách trong bảo vệ biên giới quốc gia, không quy định được tổng thể tất cả các vấn đề liên quan đến biên phòng, một bộ phận của công tác quốc phòng, bảo vệ an ninh, chủ quyền quốc gia. Ngoài ra, khu vực biên giới là đặc thù, là “phên dậu” quốc gia, mang tính chất quốc tế, dễ bị tác động của các yếu tố ngoại cảnh. Do đó, tên gọi Luật BPVN là phù hợp, cần thiết và đáp ứng yêu cầu bảo vệ biên giới trong tình hình mới.

Về quy định chức năng, nhiệm vụ của BĐBP được nêu trong dự thảo Luật BPVN, nhiều đại biểu khẳng định, không có sự chồng chéo với các văn bản pháp luật hiện hành. Các nội dung đã cụ thể hóa đường lối, chủ trương của Đảng, đảm bảo tính thống nhất trong hệ thống pháp luật. Dự thảo luật đã luật hóa được các chủ trương của Đảng đối với BĐBP để thực hiện nhiệm vụ nòng cốt, chuyên trách trong bảo vệ chủ quyền lãnh thổ, an ninh biên giới quốc gia.

Theo các đại biểu, thực tiễn hơn 61 năm qua đã cho thấy, BĐBP thực thi có hiệu quả nhiệm vụ xây dựng, quản lý, bảo vệ biên giới quốc gia, được Đảng, Nhà nước, chính quyền địa phương, nhân dân cả nước đánh giá cao.

Đồng chí Trần Quang Tường, Bí thư Huyện ủy, Chủ tịch UBND huyện Bạch Long Vĩ, thành phố Hải Phòng cho biết: BĐBP là lực lượng nòng cốt, chuyên trách trong quản lý, bảo vệ chủ quyền lãnh thổ, an ninh biên giới quốc gia; phòng ngừa, đấu tranh với các loại tội phạm xâm phạm an ninh quốc gia, tội phạm ma túy, mua bán người, buôn lậu, gian lận thương mại... Ngoài ra, BĐBP đã tích cực tham gia phát triển kinh tế - xã hội, củng cố cơ sở chính trị, giúp nhân dân biên giới, hải đảo xóa đói, giảm nghèo, xây dựng nền biên phòng toàn dân vững mạnh; thực hiện có hiệu quả công tác ngoại giao quốc phòng, đối ngoại biên phòng, ngoại giao nhân dân. Đặc biệt, khi dịch Covid-19 bùng phát, BĐBP đã kịp thời triển khai lực lượng và duy trì hàng nghìn tổ, chốt phòng, chống dịch bệnh.

Nâng cao địa vị pháp lý của BĐBP trong thực thi nhiệm vụ biên phòng

Cán bộ, chiến sĩ Đồn Biên phòng Cát Hải, BĐBP thành phố Hải Phòng tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật cho ngư dân trên địa bàn. Ảnh: Danh Anh

“Từ thực tiễn, kết quả thực hiện nhiệm vụ của BĐBP, việc ban hành Luật BPVN sẽ tiếp tục phát huy sức mạnh tổng hợp, bảo vệ vững chắc chủ quyền, an ninh biên giới quốc gia; đấu tranh có hiệu quả với các loại tội phạm; xây dựng khu vực biên giới ngày càng phát triển...” - Đồng chí Trần Quang Tường nhấn mạnh.

Thay mặt Ban soạn thảo, Thiếu tướng Bùi Đức Hạnh, Phó Tư lệnh BĐBP, Phó Tổ trưởng Thường trực Tổ biên soạn thảo dự thảo Luật BPVN đã giải trình, đồng thời cho biết: Luật Biên giới quốc gia quy định chung về biên giới quốc gia, đường biên giới, khu vực biên giới; công tác quản lý, bảo vệ, xây dựng biên giới. Luật BPVN cụ thể các nhiệm vụ, lực lượng thực thi nhiệm vụ xây dựng, quản lý, bảo vệ biên giới.

Giải đáp ý kiến còn băn khoăn về BĐBP kiểm soát xuất nhập cảnh tại các cửa khẩu do Bộ Quốc phòng quản lý; BĐBP có quyền kiểm soát, xử lý các phương tiện có dấu hiệu vi phạm được nêu trong dự thảo Luật BPVN, Thiếu tướng Bùi Đức Hạnh khẳng định, các văn bản hiện hành quy định BĐBP có quyền kiểm tra, kiểm soát ở cửa khẩu như: Luật Công an nhân dân; Luật Quốc phòng... Trong kiểm tra, kiểm soát, lực lượng Hải quan và BĐBP có mục đích kiểm soát khác nhau; địa bàn kiểm tra khác nhau, lực lượng Hải quan chỉ kiểm tra ở địa bàn cửa khẩu, nhưng biên giới còn có các đường mòn, lối mở, đường “cánh gà” hai bên các cửa khẩu. BĐBP không kiểm tra hàng hóa, chỉ kiểm tra an ninh khi có dấu hiệu vi phạm.

Những ý kiến quý báu đóng góp vào dự thảo Luật Biên phòng Việt Nam Những ý kiến quý báu đóng góp vào dự thảo Luật Biên phòng Việt Nam

Trong khuôn khổ Hội nghị tọa đàm về Dự thảo Luật Biên phòng Việt Nam (BPVN), diễn ra tại Phú Quốc, tỉnh Kiên Giang, nhiều ...

Bộ đội Biên phòng An Giang bắt 11 đối tượng nhập cảnh trái phép từ Campuchia trong đêm Bộ đội Biên phòng An Giang bắt 11 đối tượng nhập cảnh trái phép từ Campuchia trong đêm

Bộ đội Biên phòng (BĐBP) tỉnh An Giang cho biết, hai Đồn Biên phòng Phú Hội, Phú Hữu và Phòng Phòng chống ma túy và ...

Lính Biên phòng căng mình giữa nắng nóng làm nhiệm vụ phòng, chống dịch Covid-19 Lính Biên phòng căng mình giữa nắng nóng làm nhiệm vụ phòng, chống dịch Covid-19

Những ngày vừa qua, nắng nóng gay gắt kéo dài trên phạm vi cả nước, nhất là trên các tuyến biên giới. BĐBP vừa thực ...

Danh Anh

Danh Anh

Đường dẫn bài viết: https://thoidai.com.vn/nang-cao-dia-vi-phap-ly-cua-bdbp-trong-thuc-thi-nhiem-vu-bien-phong-113160.html

In bài viết