Sốt xuất huyết và bệnh tay chân miệng đang có xu hướng tăng nhanh

17:05 | 10/07/2020

Bệnh sốt xuất huyết, tay chân miệng đang có xu hướng gia tăng nhanh không chỉ ở Hà Nội mà còn nhiều tỉnh thành khác trong những ngày gần đây.
TP.HCM: Ghi nhận 9 ổ dịch sốt xuất huyết, Sở Y tế khuyến cáo không chủ quan TP.HCM: Ghi nhận 9 ổ dịch sốt xuất huyết, Sở Y tế khuyến cáo không chủ quan
Indonesia: Bé gái 11 tuổi tử vong do cùng lúc nhiễm virus corona và sốt xuất huyết Indonesia: Bé gái 11 tuổi tử vong do cùng lúc nhiễm virus corona và sốt xuất huyết
4307 24h 812bafcd
Các bệnh sốt xuất huyết, tay chân miệng và sởi đang có xu hướng gia tăng nhanh ở nhiều nơi. (Ảnh minh họa)

Theo báo cáo mới nhất của Sở Y tế Hà Nội, tính đến tháng 7 năm 2020, toàn thành phố có 634 trường hợp mắc sốt xuất huyết. Bệnh nhân phân bố tại 28/30 quận, huyện; 198/579 xã, phường, thị trấn; số mắc giảm so với cùng kỳ năm 2019.

Bệnh nhân có xu hướng gia tăng nhanh trong 3 tuần gần đây. Một số xã ghi nhận nhiều bệnh nhân và có ổ dịch có diễn biến phức tạp như: Tam Hiệp - Phúc Thọ (182 ca), Khánh Hà - Thường Tín (48 ca), Thanh Thùy - Thanh Oai (44 ca). 

Bệnh tay chân miệng có 201 trường hợp mắc, giảm so với cùng kỳ năm 2019. Bệnh nhân bắt đầu gia tăng nhanh trong 2 tuần gần đây, đồng thời đã ghi nhận các ổ dịch tại các trường mầm non và tại các khu chung cư.

Bệnh sởi có 15 trường hợp mắc bệnh, giảm nhiều so với cùng kỳ 2019. Hầu hết các trường hợp mắc bệnh đều chưa được tiêm phòng hoặc tiêm phòng chưa đầy đủ (10 trường hợp chiếm 67%).

Cũng theo Bộ Y tế, thời gian qua, nhiều tỉnh, thành phố như: Nghệ An, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên - Huế, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định, Phú Yên, Khánh Hòa, Bến Tre, TP HCM, TP Hà Nội... liên tục ghi nhận số ca mắc sốt xuất huyết.

Để kiểm soát tình hình, không để bệnh lan rộng và kéo dài, Bộ Y tế vừa có công văn đề nghị UBND tỉnh, thành phố tiếp tục quan tâm chỉ đạo, giao UBND các cấp trực tiếp triển khai mạnh mẽ hơn nữa hoạt động diệt lăng quăng/bọ gậy trên địa bàn ngay trong tháng 7/2020 và duy trì hoạt động một tuần/lần tại các khu vực có nguy cơ cao, 2 tuần/lần tại các khu vực có chỉ số muỗi, lăng quăng/bọ gậy cao và một tháng/lần tại các khu vực còn lại.

Giao trách nhiệm cụ thể cho các cấp chính quyền có nhiệm vụ chỉ đạo và huy động các ban, ngành, tổ chức chính trị xã hội phối hợp với ngành y tế triển khai chiến dịch diệt lăng quăng/bọ gậy...

Ngành y tế triển khai giám sát chặt chẽ việc xử lý triệt để ổ bệnh SXH tại địa phương. Tổ chức phun hóa chất 100% hộ gia đình thuộc khu vực ổ bệnh.

Bảo đảm phun hóa chất đúng kỹ thuật, đánh giá chỉ số véc-tơ trước và sau phun để có chỉ định phun.

Về bệnh tay chân miệng ở trẻ em, ThS.BS Trương Văn Quý (Trưởng khoa Nội Nhi tổng hợp, Bệnh viện E) nhấn mạnh, cần thực hiện tốt vệ sinh ăn uống; không mớm thức ăn cho trẻ; không cho trẻ ăn bốc, mút tay, ngậm mút đồ chơi; không cho trẻ dùng chung khăn ăn, khăn tay, vật dụng ăn uống như cốc, bát, đĩa, thìa, đồ chơi chưa được khử trùng.

Người phụ nữ ở Singapore nhiễm cùng lúc Covid-19 và sốt xuất huyết Người phụ nữ ở Singapore nhiễm cùng lúc Covid-19 và sốt xuất huyết

Một bệnh nhân ở Singapore đã được chẩn đoán nhiễm cùng lúc hai căn bệnh viêm đường hô hấp cấp Covid-19 và sốt xuất huyết. ...

Singapore cảnh báo về dịch sốt xuất huyết giữa tâm dịch Covid-19 Singapore cảnh báo về dịch sốt xuất huyết giữa tâm dịch Covid-19

Theo Cơ quan Môi trường quốc gia của Singapore (NEA), sự bùng phát của dịch sốt xuất huyết do chủng virus DenV-3 vốn không phổ ...

Các nước châu Á đối phó với dịch sốt xuất huyết bùng phát bất thường Các nước châu Á đối phó với dịch sốt xuất huyết bùng phát bất thường

Dịch sốt xuất huyết bùng phát bất thường tại các nước châu Á trong thời gian qua đã làm tử vong hơn 1.000 người, lây ...

Hoàng Nam

Đường dẫn bài viết: https://thoidai.com.vn/sot-xuat-huyet-va-benh-tay-chan-mieng-dang-co-xu-huong-tang-nhanh-112159.html

In bài viết