Vùng 4 Hải quân hỗ trợ ngư dân vươn khơi bám biển

08:31 | 05/07/2020

Những năm qua, Vùng 4 Hải quân vừa hoàn thành tốt nhiệm vụ quản lý, bảo vệ vững chắc chủ quyền biển, đảo vừa tích cực giúp đỡ ngư dân vươn khơi bám biển phát...
2.000 lá cờ Tổ Quốc cùng ngư dân bám biển 2.000 lá cờ Tổ Quốc cùng ngư dân bám biển
MCNV phối hợp với EU hỗ trợ 3.000 người dân Quảng Trị ứng phó với biến đổi khí hậu và quản lý rừng bền vững MCNV phối hợp với EU hỗ trợ 3.000 người dân Quảng Trị ứng phó với biến đổi khí hậu và quản lý rừng bền vững
Vùng 4 Hải quân hỗ trợ ngư dân vươn khơi bám biển
Cán bộ, chiến sĩ đảo Thuyền Chài A cấp cứu ngư dân gặp nạn. Ảnh: CTV

Cùng với nhiệm vụ chính trị trọng tâm làm nòng cốt bảo vệ vững chắc chủ quyền vùng biển, đảo trong khu vực biển được phân công, Đảng ủy, Bộ Tư lệnh Vùng 4 luôn xác định tham gia hỗ trợ, bảo vệ ngư dân vươn khơi bám biển, phát triển kinh tế là nhiệm vụ chiến đấu trong thời bình, qua đó Vùng làm tròn nghĩa vụ của một “đội quân công tác” với nhân dân.

Hiện nay, Vùng 4 đã ký kết tuyên truyền biển, đảo và Chương trình “Vùng 4 Hải quân làm điểm tựa cho ngư dân vươn khơi bám biển” với 5 tỉnh (Bình Thuận, Ninh Thuận, Khánh Hòa, Phú Yên và Bình Định). Hằng năm, Vùng cử báo cáo viên đến các địa phương tổ chức tuyên truyền cho ngư dân về pháp luật, tình hình biển, đảo trong đó có Công ước Liên Hợp quốc về Luật Biển 1982, Chỉ thị 45 của Thủ tướng Chính phủ về chống khai thác trái phép, không đúng quy định và không báo cáo…

Các tàu của Vùng bằng nhiều hình thức như sử dụng hệ thống loa tuyên truyền đặc biệt, phát tài liệu tuyên truyền, vận động ngư dân chấp hành tốt các quy định trong khai thác hải sản, không vi phạm các vùng biển của nước bạn; sử dụng các phương tiện đánh bắt hải sản bền vững, thân thiện với môi trường. Vùng 4 đã chủ động thông tin cho ngư dân nắm rõ các khu vực tránh trú bão, các kênh liên lạc khi cần thiết, cảnh báo thiên tai, cứu hộ, cứu nạn, các địa điểm triển khai dịch vụ hậu cần, kỹ thuật nghề cá trên các đảo. Các lực lượng của Vùng làm nhiệm vụ trên biển thường xuyên duy trì kênh liên lạc cứu hộ, cứu nạn để kịp thời nắm bắt thông tin, triển khai giúp đỡ ngư dân khi gặp sự cố. Ngoài ra, để hỗ trợ ngư dân, Vùng 4 đã chỉ đạo các cơ quan tổ chức huấn luyện kiến thức cơ bản chuyên ngành điện tàu, máy tàu, hàng hải cho các chủ tàu. Lực lượng quân y khám, tư vấn, hỗ trợ về y tế cho ngư dân hoạt động trên biển. Từ năm 2019 đến nay, Vùng đã tuyên truyền được 34 buổi cho hơn 2.700 lượt người; huấn luyện các chuyên ngành cho 180 chủ tàu và phát hơn 6 nghìn tờ rơi cho ngư dân.

2223 4
Cán bộ, chiến sĩ đảo Song Tử Tây hiến máu cứu ngư dân

Các đơn vị Vùng 4 luôn kết hợp chặt chẽ giữa thực hiện nhiệm vụ huấn luyện, SSCĐ, tuần tra bảo vệ chủ quyền với tìm kiếm cứu nạn, hỗ trợ, giúp đỡ ngư dân, bảo vệ an toàn các hoạt động kinh tế trên biển. Vùng thường xuyên hiệp đồng chặt chẽ với các lực lượng quản lý, theo dõi, giữ gìn an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội trên vùng biển được phân công; phối hợp với Bộ đội Biên phòng, Sở Tài nguyên-Môi trường các địa phương Khánh Hoà, Ninh Thuận, Phú Yên… tổ chức đăng ký, quản lý tàu thuyền hoạt động trên biển, nhất là các tàu đánh bắt xa bờ khu vực Trường Sa.

Khu vực biển Vùng 4 quản lí rộng, thời tiết phức tạp, nhiều tàu thuyền khai thác hải sản, trong khi đó tàu thuyền của ngư dân trọng tải nhỏ, trang bị bảo đảm an toàn hạn chế dẫn tới nguy cơ xảy ra tại nạn trên biển rất cao. Công tác cứu nạn được Vùng xác định là nhiệm vụ chiến đấu trong thời bình. Bất kể điều kiện thời tiết mưa, bão, hay ở các vùng biển xa, khi tàu cá ngư dân gặp nạn, lực lượng và phương tiện của Vùng luôn có mặt kịp thời để hỗ trợ, cứu giúp. Mỗi điểm đảo, mỗi con tàu của Vùng thực sự là chỗ dựa, là điểm tựa vững chắc cho ngư dân vươn khơi bám biển.

Với phương châm 4 tại chỗ (chỉ huy tại chỗ, lực lượng tại chỗ, cơ sở vật chất tại chỗ, hậu cần tại chỗ), Vùng đã xây dựng kế hoạch tìm kiếm cứu nạn sát với thực lực và khả năng của đơn vị. Các hệ thống đài canh được duy trì 24/24 để phục vụ công tác nắm tình hình và tìm kiếm cứu nạn trên biển; kịp thời hướng dẫn tàu thuyền chủ động sơ tán khi có diễn biến thời tiết xấu; duy trì các lực lượng, phương tiện luôn thường trực sẵn sàng tìm kiếm, cứu nạn, ứng cứu giúp đỡ nhân dân, xử lí nhanh chóng, hiệu quả khi có tình huống xảy ra.

Hiện nay, các đảo trên huyện đảo Trường Sa có 4 âu tàu và 2 làng chài, trở thành những ngôi nhà chung giữa biển của các ngư dân. Đây là chỗ cho hàng nghìn tàu cá vào neo đậu, tránh trú trong mùa mưa bão, sửa chữa hỏng hóc, tiếp nhiên liệu, lương thực, thực phẩm để hoạt động dài ngày trên biển. Khi vào tránh trú bão tại âu tàu, hoặc làng chài ngư dân sẽ được khám bệnh, được sửa chữa, thay thế những hỏng hóc thông thường, cấp nước ngọt miễn phí và mua nhiên liệu bằng với giá ở đất liền. Thời gian gần đây, các âu tàu này đã đón trên 5 nghìn lượt tàu vào neo đậu tránh bão, gần 200 tàu vào sửa chữa.

Quân y ở Trường Sa nhiều năm qua cũng là chỗ dựa cho bà con ngư dân khai thác thủy hải sản quanh khu vực. Các bệnh xá các đảo được trang bị nhiều thiết bị, máy móc y tế hiện đại như máy siêu âm, điện tim… có khả năng thực hiện các cấp cứu thông thường cho bộ đội và ngư dân khi làm ăn trên biển. Đặc biệt, một số đảo đã được đầu tư hệ thống y khoa trực tuyến Telemedicine, kết nối truyền hình ảnh, dữ liệu về các bệnh viện lớn trong đất liền để hội chẩn, điều trị. Đội ngũ cán bộ, nhân viên y tế từ các bệnh viện tuyến đầu của Quân đội ra công tác vừa hỗ trợ bệnh xá trong điều trị, chẩn đoán bệnh vừa truyền đạt kiến thức, kinh nghiệm cho đội ngũ quân y ở các đảo. Trong 6 tháng đầu năm 2020, Vùng đã chỉ đạo các tổ chức cứu giúp, hỗ trợ ngư dân 23 vụ, cấp cứu, điều trị 49 bệnh nhân trên đảo, cứu vớt 38 ngư dân khi tàu bị cháy, chìm. Nhiều ngư dân đã được bệnh xá các đảo cấp cứu thành công khi mắc viêm ruột thừa, chấn thương phần mềm, ngộ độc, sơ cấp cứu ban đầu các trường hợp bị nặng…đảm bảo an toàn, không có biến chứng.

Thực hiện các mục tiêu của Chương trình “Hải quân Việt Nam làm điểm tựa cho ngư dân vươn khơi bám biển”, cán bộ, chiến sĩ Vùng 4 Hải quân đã tích cực hỗ trợ ngư dân các địa phương nâng cao hiệu quả khai thác, đánh bắt hải sản trên biển. Đây cũng là tiền đề xây dựng, củng cố và phát huy lực lượng tại chỗ phục vụ nhiệm vụ quốc phòng-an ninh trên biển, đảo với phương châm “mỗi con tàu, mỗi ngư dân trên biển là những “cột mốc” khẳng định chủ quyền biển, đảo của Tổ quốc”.

Cần sớm có cơ chế hỗ trợ cho các tàu cá gặp nạn trên biển Cần sớm có cơ chế hỗ trợ cho các tàu cá gặp nạn trên biển

Mỗi chuyến ra khơi khai thác hải sản, các ngư dân đối diện với bao rủi ro, vì thế cần sớm có cơ chế hỗ ...

Vẫn ra khơi như trăm năm dân biển đi về Vẫn ra khơi như trăm năm dân biển đi về

Là một người từng có hơn 10 gắn bó với biển đảo, nhà báo Gia Tưởng đã ra khơi cùng ngư dân cả những ngày ...

Kiên Giang: Cảnh sát biển đồng hành với ngư dân Kiên Giang: Cảnh sát biển đồng hành với ngư dân

Bộ Tư lệnh Vùng Cảnh sát biển 4 đồng hành cùng ngư dân khắc phục dịch bệnh COVID-19 và Tuyên truyền về chống khai thác ...

Thượng tá Trần Mạnh Chiến, Chủ nhiệm Chính trị Vùng 4 Hải quân

Đường dẫn bài viết: https://thoidai.com.vn/vung-4-hai-quan-ho-tro-ngu-dan-vuon-khoi-bam-bien-111724.html

In bài viết