Mỹ điều loạt 'sát thủ săn ngầm' tới Biển Đông giám sát Trung Quốc?

13:22 | 26/06/2020

Sáng kiến Thăm dò Tình hình Chiến lược Biển Đông (SCSPI) cho biết Không lực Mỹ đã điều loạt "sát thủ săn ngầm", trinh sát cơ và máy bay vận chuyển tới Biển Đông và vùng biển gần Đài Loan. Mỹ cáo buộc Trung Quốc gia tăng hoạt động ngầm trong khu vực, SCMP dẫn lời viện nghiên cứu này cho biết.
tin tu c the gio i hom nay 266 75000 kha ch sa n a n do tu cho i do n kha ch trung quo c Tin tức thế giới hôm nay (26/6): 75.000 khách sạn Ấn Độ từ chối đón khách Trung Quốc
my xa c di nh huawei va 19 cong ty duo c quan do i trung quo c ha u thua n Mỹ xác định Huawei và 19 công ty được quân đội Trung Quốc hậu thuẫn
bi khong luc trung quo c 8 lan ap sat quan chuc dai loan noi sao khong lo chong dich covid 19 Bị không lực Trung Quốc 8 lần áp sát, quan chức Đài Loan nói 'sao không lo chống dịch Covid-19?'

Viện nghiên cứu SCSPI vừa cáo buộc Mỹ cử máy bay quân sự thực hiện nhiệm vụ giám sát vùng biển gần Đài Loan. Theo cơ quan này, ba máy bay chiến đấu của Mỹ đã bay qua Eo Biển Bashi và Biển Đông ngày 25/6.

“Sáng 25/6, máy bay P-8A và RC-135 đã trinh sát tại khu vực, tập trung ở vùng nước phía Đông của Eo Biển Bashi, trong khi đó máy bay C-17A Globemaster III di chuyển qua Biển Đông,” Viện nghiên cứu đăng tải dòng trạng tái trên Twitter kèm theo một hình ảnh được cho là lộ trình hoạt động các máy bay.

4354 may bay rc 135 3 cnnh
Trinh sát cơ RC-135S của Mỹ. Ảnh: MDAA.

P8-A Poseidon được thiết kế để tham gia chống tàu ngầm trong chiến tranh trong khi đó trinh sát cơ RC-135 và máy bay vận chuyển C-17A đều thuộc ít nhất một tá máy bay chiến đấu của Mỹ được điều đến vực kể từ giữa tháng 6 vừa qua.

Theo SCMP, Hành động này của Lực lượng Không quân Mỹ đã khiến PLA buộc phải gia tăng hoạt động tại khu vực.

4625 34
Hình minh họa đăng tải trên Twitter của SCSPI cho thấy lộ trình hoạt động của máy bay Mỹ tại khu vực Biển Đông.

Theo hình ảnh minh họa được đăng tải trên Twitter, máy bay Ps-A đã bay qua Eo Biển Bashi về phía quần đảo Pratas - một nhóm ba đảo san hô ở phía Bắc Biển Đông do Đài Loan kiểm soát hay Trung Quốc còn gọi là quần đảo Đông Sa - trước khi bay áp sát bờ biển phía đông nam Trung Quốc. Đảo Đông Sa được cho là hòn đảo chiến lược với tham vọng mở rộng phạm vi hoạt động của Bắc Kinh bởi nó nằm giữa do nằm trên tuyến di chuyển của lực lượng hải quân Trung Quốc đóng tại đảo Hải Nam ra Thái Bình Dương.

Nghi vấn hoạt động "ngấm" của Trung Quốc tại Biển Đông

Theo CNA, việc Mỹ gia tăng hiện diện tại khu vực cũng nhằm ngăn chặn PLA triển khi tàu ngầm mang tên lửa đạn đảo đến biển Philippine, từ đó các tàu ngầm mang tên lửa đạn đạo liên lục địa sẽ có khả năng tiến hành các cuộc tấn công vào lục địa Mỹ, Giám đốc Trung Tâm Công nghệ hiện đại thuộc Đại học Tam Khang Peter Su cho biết.

Trong khi đó, một nguồn tin từ quân đội Đài Loan cho biết Không Lực Mỹ đã nhận tin tình báo về khả năng PLA triển khai các tàu ngầm. Số lượng tàu qua lại và số máy bay của Mỹ tại khu vực có thể là dấu hiệu việc Washington đang tiến hành các thử nghiệm để đánh giá độ tin cậy của một nhiệm vụ hợp tác ở Biển Đông, nguồn tin cho biết.

4809 tau ngam ieyy
HÌnh min họa: Tàu ngầm hạt nhân Type-094 (lớp Tấn) của Trung Quốc. Ảnh: US Navy.

Tờ Kyodo News của Nhật Bản trước đó đưa tin rằng PLA đang lên kế cho một cuộc tập trận đổ bộ đường biển quy mô lớn gần tỉnh Hải Nam vào tháng 8, mô phỏng việc tiếp quản quần đảo Đông Sa.

Taiwan News từng đưa tin rằng hoạt động của tàu ngầm Trung Quốc cũng được ghi nhận ở vùng biển tiếp giáp Nhật Bản trong nhiều ngày kể từ hôm 20/6. Lực lượng phòng vệ hàng hải Nhật Bản (MSDF) đang tích cực theo dõi các động thái của tàu ngầm Trung Quốc tại khu vực.

Nhận thức được động thái từ phía Bắc Kinh, Mỹ đã triển khai máy bay tác chiến điện tử để thực hiện một số nhiệm vụ thu thập thông tin tình báo trong cùng khu vực, báo cáo cho biết.

Hiện Đài Loan từ chối xác nhận hoạt động của Lực lượng Không quân Mỹ tại khu vực.

4143 maybay 18
Boeing P-8A Poseidon là máy bay trinh sát chống ngầm siêu hiện đại này với năng lực tác chiến tầm xa hiệu quả.

Tuy nhiên, Quốc phòng Đài Loan cho biết các máy bay chiến đấu Sukhoi-30, Jian-10, và các máy bay vận tải Yun-8 của PLA đã tiến vào khu vực phía tây nam vùng trời nhận diện phòng không Đài Loan 11 lần trong tháng này - bao gồm tám lần trong hai tuần qua - khiến cho lực lượng không quân của đảo phải cho xuất kích các máy bay phản lực nhằm cảnh cáo.

Các nhà phân tích quân sự cho biết sự hiện diện của P8-A trong khu vực cho thấy các nhiệm vụ của Mỹ có thể đang theo sát các chuyển động của tàu ngầm chạy bằng năng lượng hạt nhân của PLA, gần Biển Philippines.

“Nếu Trung Quốc triển khai tàu ngầm đến Eo biển Bashi và Balingtang giữa Đài Loan và Philippines, nó có thể nhằm ngăn chặn hoạt động của hải quân Mỹ giữa biển Philipine và Biển Đông”, ông Alexander Huang Chieh-cheng, Giáo sư về quan hệ quốc tế tại Đại học Tam Khang Đài Bắc cho biết.

Lầu Năm góc cáo buộc Trung Quốc 'quấy rối' và 'quân sự hoá' Biển Đông

Ông Huang nói việc quân đội Trung Quốc và Mỹ đang tăng cường hoạt động tại vùng nước và vùng trời xung quanh Đài Loan những tháng gần đây không hẳn là vấn đề về niềm tin mà do “thiếu vắng sự liên lạc hiệu quả và đối thoại cấp quân sự có ý nghĩa”.

Hai nước thường có những bình luận không cho thấy dấu hiệu thỏa hiệp, đây là điều không thể tránh khỏi khi xuất hiện hiểu lầm và sự tính toán quân sự sai lầm.

Trong bối cảnh căng thẳng tại khu vực, quan chức Mỹ và Trung Quốc “thay nhau” lên tiếng cáo buộc đối phương có hoạt động gây ảnh hưởng tới tình trạnh ổn định ở Đông Nam Á.

Theo SCMP, Đại sứ Trung Quốc tại Singapore Hồng Tiểu Dũng hôm 22/6 đã cáo buộc Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Mark Esper làm leo thang căng thẳng tại khu vực khi "cho Trung Quốc là mối đe dọa và kêu gọi có hành động răn đe tập thể".

Nhận định về chiến lược Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương của Mỹ, Đại sứ Hồng coi đây là công cụ nhằm tấn công vào sự tầm ảnh hưởng ngày càng mở rộng của Trung Quốc tại khu vực.

Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Mark Esper kêu gọi thắt chặt các hoạt động hợp tác an ninh giữa các đồng minh và đối tác tại châu Á "trong bối cảnh có nhiều thách thức từ đại dịch Covid-19 và từ Trung Quốc" trong bài viết đăng tải trên Straits Time.

Bộ trưởng Esper cáo buộc hành vi làm gia tăng căng thẳng của Bắc Kinh tại Biển Đông và biển Hoa Đông, trong đó có các hành động tại quần đảo Senkaku/Điếu Ngư mà Trung Quốc tranh chấp với Nhật Bản, quấy rối hoạt động dầu khí của Malaysia và Việt Nam, đưa tàu cá được tàu vũ trang hộ tống xâm nhập vùng đặc quyền kinh tế của các nước Đông Nam Á, quân sự hóa các thực thể trên biển, đi ngược lại cam kết của Trung Quốc theo luật quốc tế.

my xa c di nh huawei va 19 cong ty duo c quan do i trung quo c ha u thua n Mỹ xác định Huawei và 19 công ty được quân đội Trung Quốc hậu thuẫn

Chính quyền Tổng thống Mỹ Donald Trump vừa xác định 20 công ty hàng đầu Trung Quốc trong đó có tập đoàn thiết bị viễn ...

tin tu c the gio i hom nay 256 my trung ca o buo c nhau gay ba t o n ta i dong nam a Tin tức thế giới hôm nay (25/6): Mỹ, Trung cáo buộc nhau gây bất ổn tại Đông Nam Á

Tin tức thế giới 24h mới nhất, thời sự quốc tế nóng bỏng nhất hôm nay (25/6): Trung Quốc và Mỹ buộc tội lẫn nhau ...

trung quoc canh bao phuc tap nga y ca ng tang khi my tang cuong hien dien o bie n dong Trung Quốc cảnh báo phức tạp ngày càng tăng khi Mỹ tăng cường hiện diện ở Biển Đông

Theo AFP, Bắc Kinh đã đưa ra cảnh báo tình hình ngày càng phức tạp trên biển Đông khi Mỹ gia tăng sự hiện diện ...

Diệu Linh

Đường dẫn bài viết: https://thoidai.com.vn/my-dieu-loat-sat-thu-san-ngam-toi-bien-dong-giam-sat-trung-quoc-111151.html

In bài viết