Anh: Người tin vào 'thuyết âm mưu' COVID-19 thường sử dụng thông tin từ Facebook, YouTube

16:21 | 18/06/2020

Những người sử dụng các nền tảng truyền thông xã hội như Facebook và YouTube để tìm thông tin về COVID-19 nhiều khả năng tin vào các thuyết âm mưu về căn bệnh này, theo nghiên cứu mới của Vương quốc Anh. 
hoan canh gia dinh eo le cua phi cong nguoi anh Hoàn cảnh gia đình éo le của phi công người Anh
chung khoan toan cau sut giam do lo ngai covid 19 tro lai Chứng khoán toàn cầu sụt giảm do lo ngại COVID-19 "trở lại"

Hôm nay, nghiên cứu được thực hiện bởi nhóm Ipsos Mori của trường Đại học Hoàng đế London được công bố. Nghiên cứu này cung cấp cái nhìn sâu sắc về cách một số quan niệm sai lầm của nhiều người xung quanh COVID-19.

60% người Anh tin rằng dịch COVID-19 bắt đầu từ sóng 5G

Có tới 30% người Anh được khảo sát vào cuối tháng 5 nghĩ rằng COVID-19 có khả năng xuất hiện đầu tiên trong phòng thí nghiệm, trong khi 8% tin rằng các triệu chứng của COVID-19 dường như có liên quan đến bức xạ 5G. Một nhóm thiểu số ít hơn 7% tin rằng không có bằng chứng thép nào cho thấy virus Corona tồn tại. Mọi ý kiến này đều đã bị các nhà khoa học bác bỏ.

nghien cuu tu anh tim kiem thong tin covid 19 tren facebook youtube thuong tin vao thuyet am muu
Nghiên cứu mới từ Vương quốc Anh cho thấy thông tin trên Facebook và YouTube ảnh hưởng đến quan điểm người dùng về COVID-19.

Theo nghiên cứu, 60% những người tin rằng virus có liên quan đến bức xạ 5G, họ lấy thông tin của từ YouTube, 14% người cho rằng quan điểm này là sai. Bên cạnh đó, 56% lượng người tin rằng không có bằng chứng nào COVID-19 tồn tại, họ đều sử dụng Facebook để lấy thông tin; cao hơn gần 3 lần so với 20% số người tin.

Niềm tin từ "thuyết âm mưu" COVID-19 liên quan đến sóng 5G đã dẫn đến hậu quả trong thế giới thực. Hàng chục cột sóng 5G ở châu Âu đã được xây dựng bị người dân đập phá bởi những nguồn tin tuyên bố công nghệ này có liên quan đến virus Corona. Điều này đã dẫn đến lời kêu gọi từ chính quyền tới các công ty truyền thông cần làm nhiều hơn để chống lại thông tin sai lệch về đại dịch.

Một trong những quan điểm phổ biến nhất là 5G, thế hệ internet di động thứ 5 làm suy yếu hệ thống miễn dịch của con người, khiến họ dễ bị lây nhiễm dịch. Tuy nhiên, lo ngại sức khỏe về mạng không dây không phải là mới và các nhà khoa học đã đưa ra gợi ý rằng 5G có thể gây ra rủi ro cho sức khỏe con người.

Nghiên cứu từ Anh được công bố trên tạp chí y học đã tìm thấy mối liên hệ chặt chẽ giữa việc sử dụng phương tiện truyền thông xã hội tạo ra niềm tin sai lệch về COVID-19. Các phát hiện được dựa trên 3 cuộc điều tra riêng biệt được thực hiện online từ ngày 20/5 đến ngày 22/5, gồm 2.254 cuộc phỏng vấn với người dân Vương quốc Anh trong độ tuổi từ 16-75.

Kết quả nghiên cứu chỉ ra những người sử dụng phương tiện truyền thông xã hội để tìm thông tin về virus có khả năng cao đã phá vỡ các quy định cách ly xã hội. Cụ thể, 58% những người đã đi ra ngoài mắc COVID-19 đã sử dụng YouTube làm nguồn thông tin chính của họ, cao hơn nhiều so với 16% những người không sử dụng; 37% những người đã có bạn bè hoặc gia đình đến thăm họ tại nhà sử dụng Facebook là một nguồn chính, so với 23% những người ngược lại.

COVID-19, bệnh viêm đường hô hấp cấp do chủng mới của virus corona được phát hiện lần đầu tiên tại thành phố Vũ Hán, tỉnh Hồ Bắc, Trung Quốc vào tháng 12/2019. Sau đó, dịch đã lan ra nhiều tỉnh thành của Trung Quốc. Đến nay, 215 quốc gia / vùng lãnh thổ trên toàn cầu ghi nhận trường hợp mắc. Tính đến thời điểm hiện tại, Mỹ đang là quốc gia có số người nhiễm nhiều nhất với hơn 2,2 triệu người.

Thế giới: 8,419,112 người mắc, 451.702 người tử vong.

Hai nền tảng Facebook và YouTube phủ nhận

kết quả nghiên cứu

Cả Facebook và YouTube đều khẳng địng họ đã loại bỏ những loại thông tin sai lệch về COVID-19. Cả hai nền tảng cũng đã làm việc với các cơ quan y tế như Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) và Dịch vụ Y tế Quốc gia của Anh để hiển thị thông tin chính xác về virus Corona.

nghien cuu tu anh tim kiem thong tin covid 19 tren facebook youtube thuong tin vao thuyet am muu
Facebook đã ra mắt tính năng thông tin an toàn về COVID-19 cho người dùng.

Phát ngôn viên của Facebook cho biết: "Chúng tôi đã loại bỏ hàng trăm ngàn thông tin sai lệch liên quan đến COVID-19 có thể dẫn đến tác hại sắp xảy ra. Bao gồm loạt bài đăng về các phương pháp chữa trị sai lầm, tuyên bố rằng các biện pháp phân tán xã hội không hiệu quả và 5G gây ra virus Corona".

"Chúng tôi cam kết cung cấp thông tin hữu ích và kịp thời về COVID-19 trong thời gian quan trọng này, bao gồm nâng cao nội dung từ chính quyền, giảm sự lan truyền thông tin sai lệch có hại; sử dụng dữ liệu của WHO và tài nguyên NHS để giúp chống lại tin giả", một phát ngôn viên của YouTube cho biết.

hoan canh gia dinh eo le cua phi cong nguoi anh Hoàn cảnh gia đình éo le của phi công người Anh

PGS-TS Lương Ngọc Khuê, Cục trưởng Khám chữa bệnh, Bộ Y tế cho biết, khi ông đến thăm nam phi công người Anh, bệnh nhân ...

chung khoan toan cau sut giam do lo ngai covid 19 tro lai Chứng khoán toàn cầu sụt giảm do lo ngại COVID-19 "trở lại"

Chứng khoán châu Á và chỉ số tương lai ở Phố Wall đã giảm vào đêm qua khi các trường hợp nhiễm COVID-19 ở một ...

tin tuc dich covid 19 ngay 186 phi cong anh dung duoc dien thoai khong can ghep phoi Tin tức dịch Covid - 19 ngày 18/6: Phi công Anh dùng được điện thoại, không cần ghép phổi

Tính đến 6 giờ ngày 18/6, Việt Nam đã có 63 ngày không có ca mắc mới COVID-19 trong cộng đồng, giữ nguyên tổng số ...

Thanh Thư

Đường dẫn bài viết: https://thoidai.com.vn/anh-nguoi-tin-vao-thuyet-am-muu-covid-19-thuong-su-dung-thong-tin-tu-facebook-youtube-110684.html

In bài viết