Câu chuyện về chiếc ghế và một huyền thoại Hồ Chí Minh trong lòng người dân Ấn Độ

15:41 | 26/04/2020

Câu chuyện được kể lại bởi Bộ trưởng Ngoại giao Nguyễn Dy Niên (nhiệm kỳ 2000-2006) và nguyên Đại sứ Việt Nam tại năm nước Bắc Âu Phạm Ngạc kể những mẩu chuyện chung quanh tài ngoại giao của Bác Hồ.
cau chuyen ve chiec ghe va mot huyen thoai ho chi minh trong long nguoi dan an do Làm trong sạch Đảng: Chỉ dẫn của Lênin chưa bao giờ cũ
cau chuyen ve chiec ghe va mot huyen thoai ho chi minh trong long nguoi dan an do Tư tưởng Hồ Chí Minh về công tác đối ngoại nhân dân
cau chuyen ve chiec ghe va mot huyen thoai ho chi minh trong long nguoi dan an do

Bác Hồ và Tổng thống Ấn Độ trong chuyến thăm Ấn Độ của Người năm 1959. (Ảnh TL)

Chủ tịch Hồ Chí Minh là “một trong những nhân vật chính trị có ảnh hưởng lớn nhất của thế kỷ XX”, không chỉ đối với lịch sử dân tộc mà còn có những đóng góp vô cùng lớn lao cho lịch sử phong trào cộng sản và công nhân quốc tế; cho sự nghiệp giải phóng các dân tộc thuộc địa trên thế giới. Tiêu biểu và nổi bật cho những cống hiến đó, được thể hiện trong vai trò của một chiến sĩ cộng sản quốc tế đối với phong trào cách mạng Ấn Độ.

Ngoài ngoại giao chính trị tài ba, chủ tịch Hồ Chí Minh còn được bạn bè quốc tế ngưỡng mộ về tài đối ngoại nhân dân khéo léo hiếm thấy. Những người có may mắn được làm việc với Bác đã có những hồi ức không thể phai mờ khi kể về Hồ chủ tịch.

Điển hình là Bộ trưởng Ngoại giao Nguyễn Dy Niên, khi ông còn làm phiên dịch cho Bác đã có nhiều kỷ niệm đáng nhớ khi kể về Bác.

Tại cuộc đối thoại với các đoàn viên thanh niên ngành ngoại giao tại Hà Nội, một bạn trẻ đề nghị Bộ trưởng Ngoại giao Nguyễn Dy Niên kể về những kỷ niệm khi ông làm phiên dịch cho Bác Hồ. Ông Nguyễn Dy Niên, năm nay 70 tuổi, 51 năm làm việc trong ngành ngoại giao, đã kể cho các đoàn viên thanh niên nghe câu chuyện còn ít người biết dưới đây.

Năm 1958 Bác Hồ sang thăm Ấn Độ. Trước đó, tôi được cử sang Ấn Độ học tiếng Hindhi, chuẩn bị cho chuyến thăm này của Bác Hồ và vinh dự được làm phiên dịch cho Bác trong thời gian Người ở thăm Ấn Độ.

Ấn tượng sâu sắc và vinh dự to lớn đối với tôi là lần đầu tiên được đọc bài diễn văn của Bác đã dịch sẵn sang tiếng Hindhi. Trong cuộc mít-tinh có hàng vạn người dự tại Red Fort (Thành Đỏ) ở thủ đô Delhi, các bạn Ấn Độ làm sẵn một cái ghế cho Bác Hồ ngồi trên bục danh dự. Chiếc ghế trông như một cái ngai vàng, rất lớn. Trong khi đó, Thủ tướng Ấn Độ ngày ấy là J. Nehru thì chỉ ngồi một chiếc ghế bình thường như mọi người khác. Khi Thủ tướng Nehru mời Bác Hồ ngồi vào chiếc ghế đó, Bác dứt khoát từ chối. Thấy vậy, Thủ tướng Nehru nói: Ngài là khách danh dự của chúng tôi, việc Ngài ngồi lên chiếc ghế này chính là niềm vinh dự của chúng tôi mà...

Chứng kiến điều này, hàng vạn người dự mít tinh phía dưới quảng trường đứng cả lên xem. Hai vị lãnh tụ của hai nước cứ nhường nhau, cuối cùng chẳng ai ngồi lên chiếc ghế lớn ấy. Thủ tướng Nehru đành gọi người cho chuyển chiếc ghế đi, thay bằng một chiếc ghế khác giản dị hơn. Thấy vậy, hàng vạn người dân Ấn Độ dưới quảng trường rất cảm kích vỗ tay vang dội và hô rất to: "Hồ Chí Minh muôn năm!" Hồ Chí Minh muôn năm!". Chuyện này được người Ấn Độ sau đó kể lại rất nhiều, trở thành một huyền thoại của họ về Bác Hồ.

Trong chuyến thăm này, trong một bữa tiệc do Thủ tướng Nehru chiêu đãi Bác Hồ có món thịt gà địa phương rất nổi tiếng. Người Ấn Độ khi ăn cơm không dùng thìa, dĩa mà dùng năm ngón tay để bốc thức ăn. Cả Bộ trưởng Ngoại giao Ấn Độ cũng muốn dùng tay bốc thức ăn. Nhưng tại bữa tiệc quốc tế người ta phải dùng dao, thìa, dĩa cho lịch sự.

Khi món thịt gà được đưa ra, các quan khách Ấn Độ có vẻ không quen dùng dao, dĩa. Bác Hồ rất tinh ý, Người nói với Thủ tướng Nehru: Thịt gà phải ăn bằng tay thì mới ngon chứ còn ăn bằng thìa dĩa thì khác nào nói chuyện với người yêu lại phải qua ông phiên dịch. Nghe Bác Hồ nói vậy, cả bàn tiệc cười ầm cả lên làm cho không khí bữa tiệc hôm đó rất vui vẻ và thân mật.

cau chuyen ve chiec ghe va mot huyen thoai ho chi minh trong long nguoi dan an do Tư tưởng Hồ Chí Minh về công tác đối ngoại nhân dân

Đối ngoại nhân dân thực chất là công tác dân vận, vận động các đối tượng quần chúng nhân dân trong và ngoài nước đồng ...

cau chuyen ve chiec ghe va mot huyen thoai ho chi minh trong long nguoi dan an do Đoàn kết quốc tế cần chủ động và tích cực

Đoàn kết quốc tế là tâm nguyện của Bác Hồ. Người đã căn dặn hậu thế trong di chúc của mình. Thực hiện sứ mệnh ...

cau chuyen ve chiec ghe va mot huyen thoai ho chi minh trong long nguoi dan an do Xúc động lá thư Bác Hồ phúc đáp Tổng thống Mỹ Nixon 8 ngày trước khi qua đời

Tại triển lãm “Chủ tịch Hồ Chí Minh cuộc đời và sự nghiệp từ tài liệu lưu trữ Việt Nam và quốc tế” ở Hà Nội ...

Dương Kha

Đường dẫn bài viết: https://thoidai.com.vn/cau-chuyen-ve-chiec-ghe-va-mot-huyen-thoai-ho-chi-minh-trong-long-nguoi-dan-an-do-106996.html

In bài viết