Chuyện về bản du lịch cộng đồng Lao Chải
![]() |
Mỗi dịp cuối tuần Lao Chải lại nhộn nhịp và rộn vang tiếng cười của trai gái bản giao lưu. |
Lao Chải thay áo mới
Từ trung tâm huyện Tam Đường, tỉnh Lai Châu chúng tôi ngược đèo Khun Há, theo con đường bê tông cấp phối dốc cao ngoằn ngoèo để tới bản Lao Chải 1 - nơi sinh sống của 43 hộ gia đình người Mông với gần 250 nhân khẩu. Trước đây đồng bào sống trong bản Lao Chải cũ cách đây hơn 15km, đường vào bản chỉ có duy nhất 1 con đường mòn độc đạo, phương tiện di chuyển duy nhất ngày đó là đi bộ vì đường nhỏ xen với đá núi; cuộc sống của đồng bào quanh năm gắn với củ măng, củ mài với thảo quả và sơn tra.
Ông Cứ A Chu, Bí thư Chi bộ bản Lao Chải 1 bồi hồi khi nhớ về quá khứ: “Không có phương tiện giao thông, không có điện, cả bản là những ngôi nhà gỗ tạm sống dưới tán rừng. Ngày đó, nhiều trẻ con không đi học, người lớn không biết chữ”.
Nơi thâm sơn cùng cốc không đủ đất để bà con canh tác nông nghiệp, đến năm 1997 Đảng bộ huyện Tam Đường cùng xã Khun Há vận động bà con trong bản Lao Chải di chuyển toàn bộ ra vùng ngoài gần trung tâm hơn. “Chính là bản Lao Chải 1 bây giờ, ngoài này có đất trồng lúa, trồng ngô, có thêm diện tích rừng trồng thảo quả và nuôi thêm con lợn, con gà. Thời điểm đó được Nhà nước hỗ trợ làm trường học, đường nước sinh hoạt, đường giao thông, bà con đi lại dễ dàng. Và cũng từ đó các cháu nhỏ được biết cái chữ, người già cũng dần dần biết thêm tiếng phổ thông, bà con dân bản mừng lắm”, ông Chu nói tiếp.
![]() |
Người Mông ở Lao Chải 1, xã Khun Há, huyện Tam Đường, tỉnh Lai Châu gìn giữ nghè rèn dao. |
Theo lời ông Chu, nhờ các nguồn lực từ những Chương trình mục tiêu quốc gia, năm 2014, bản chúng tôi đã được dùng điện lưới quốc gia, đường giao thông được nâng cấp và mở rộng, nhiều ngôi nhà kiên cố được xây dựng, trẻ em có quần áo mới, bà con có tiền mua xe máy để mang nông sản ra trung tâm bán thuận tiện hơn.
Khi ánh sáng về với bản, cũng là khi đời sống bà con tính đến hướng phát triển kinh tế bền vững hơn. Phát huy lợi thế về điều kiện khí hậu và phong tục tập quán của đồng bào Mông sau Đại hội Đảng bộ xã Khun Há năm 2015, xã đã xây dựng kế hoạch từng bước thay đổi diện mạo cho nông thôn, nâng cao đời sống cho bà con ở Lao Chải.
Xây dựng bản du lịch cộng đồng
Ông Nguyễn Đình Thi, Trưởng Phòng Văn hoá Thông tin huyện Tam Đường chia sẻ, “Nhận thức được lợi thế của địa phương, năm 2015, chính quyền xã đã vận động bà con đi học hỏi kinh nghiệm ở một số bản Mông bên Sa Pa, sau đó về xây dựng bản văn hoá ở bản Lao Chải 2, vì bản Lao Chải 2 ở vùng thấp hơn, điều kiện mặt bằng và giao thông cũng thuận tiện hơn. Chúng tôi đã cùng bà con làm nhà vệ sinh kiên cố đúng nơi quy định, giữ gìn vệ sinh và kéo đường điện chiếu sáng trên các đường làng, ngõ xóm”.
Bà con ở Lao Chải 2 đồng lòng cùng chính quyền xây dựng thành điểm bản mẫu về vệ sinh môi trường và kiên cố hoá điện, đường, trường, trạm và nhà ở, biến nhà ở thành homestay, biến bản làng thành điểm tham quan níu chân du khách.“Sau đó chúng tôi vận động bà con ở bản Lao Chải 1 xuống đó học tập kinh nghiệm, sao chép đúng những gì Lao Chải 2 đã làm, bà con cũng hưởng ứng lắm.
![]() |
Nhân dân ở Lao Chải 1 luôn ý thức giữ gìn cảnh quan đường làng ngõ xóm sạch đẹp. |
Mọi người cũng sửa sang, trang trí lại nhà cửa, làm thêm cổng gỗ, trồng thêm nhiều cây cảnh. Một số gia đình người Mông còn giữ được nghề rèn dao; phụ nữ Mông vẫn thêu, may quần áo truyền thống cho gia đình... Cuối năm 2017, đầu năm 2018, bản Lao Chải 1 bắt đầu thu hút khách du lịch đến tham quan, sau đó lượng khách lưu trú lại nhà dân ngày càng tăng, chính quyền xã vận động bà con kinh doanh homestay và cung cấp dịch vụ ăn uống, văn nghệ truyền thống để phục vụ du khách...
Gặp chúng tôi trong một buổi tối thứ 7 ở Lao Chải, chị Nguyễn Hồng Anh, du khách đến từ Hà Nội chia sẻ: “Bản làng nơi này khá tươi đẹp, tôi được hòa mình vào thiên nhiên hoang sơ, thuần khiết. Các món ăn ở đây đều rất ngon, người dân hiền lành, niềm nở, mến khách, bản Mông này khá ấn tượng trong lòng tôi bởi lần đầu tôi đến một bản Mông sạch và đẹp như thế này, quả thật là thú vị”.
Đến Lao Chải 1 hôm nay, thấy diện mạo hoàn toàn mới. Đời sống, thu nhập của người dân ngày càng phát triển, nâng lên so với trước. Và Khun Há đã dần được biết đến nhiều hơn trong bản đồ du lịch của tỉnh Lai Châu.
Cả bản Lao Chải 1 đến nay có khoảng 10 homestay hoạt động. Mỗi năm Lao Chải 1 đã đón hàng chục nghìn lượt khách đến thăm và lưu trú, riêng năm 2022, bản Lao Chải 1 đã đón khoảng 20 nghìn lượt khách trong và ngoài nước đến lưu trú, thu nhập bình quân đầu người ở Lao Chải đạt khoảng 38 triệu đồng/người/năm. |
![]() Từ thử thách thám hiểm chinh phục đỉnh Everest, bay vào không gian trong con tàu vũ trụ hay lặn xuống đáy biển sâu nghìn mét, những tỉ phú sẵn sàng vung một số tiền khổng lồ để đặt chân tới những nơi xa xôi tận cùng thế giới. |
![]() Qua chặng đường hình thành và phát triển, du lịch Việt Nam đã góp phần đáng kể trong việc quảng bá hình ảnh đất nước, con người Việt Nam đến với bạn bè quốc tế. Hình ảnh du lịch Việt Nam ngày càng trở nên hấp dẫn, thân thiện hơn với du khách. Bên cạnh các điểm đến đã khẳng định thương hiệu, các điểm đến mới đang dần khẳng định vị trí và vai trò mạnh mẽ trên bản đồ du lịch thế giới. |
Tin bài liên quan

Lai Châu: Đẩy mạnh ngoại giao kinh tế thúc đẩy phát triển kinh tế-xã hội

Lễ hội Trung Thu của cộng đồng người Việt tại Singapore
![[Ảnh] Lên Lai Châu xem người H'Mông thi giã bánh dày](https://thoidai.com.vn/stores/news_dataimages/2023/092023/03/21/43-949420230903211126.jpg?rt=20230903213616?230903094729)
[Ảnh] Lên Lai Châu xem người H'Mông thi giã bánh dày
Các tin bài khác

Mưu sinh trong mùa nước nổi
![[Ảnh] Lên Lai Châu xem người H'Mông thi giã bánh dày](https://thoidai.com.vn/stores/news_dataimages/2023/092023/03/21/43-949420230903211126.jpg?rt=20230903213616?230903094729)
[Ảnh] Lên Lai Châu xem người H'Mông thi giã bánh dày

Infographic: 10 điểm đến du khách Việt yêu thích nhất dịp Quốc khánh 2/9

Trường ca Xa Nhà Ca cùng chiều dài lịch sử người Hà Nhì
Đọc nhiều

Tử vi hôm nay 12 con giáp 30/11/2023: Ngọ đại cát đại lợi làm gì cũng tốt

Một học sinh có hoàn cảnh đặc biệt của Cần Thơ nhận học bổng học tập tại Thái Lan

Con số may mắn hôm nay 30/11/2023 12 con giáp: Ngọ đại cát đại lợi

Tử vi hôm nay 12 cung hoàng đạo 30/11/2023: Ngày cuối tháng đầy biến động
Bờ cõi biển đảo
Miền đất - Con người Cuộc sống vùng biên Nhịp sống biển đảo Lịch sử chủ quyền Giao lưu hữu nghị

Nhiều hoạt động tập trận chung giữa hải quân Việt Nam - Thái Lan

Quảng Ninh: Hơn 200 giáo viên, cán bộ quản lý cấp THCS tham gia tìm hiểu về biển, đảo

Hải quân Việt Nam và Thái Lan tuần tra chung thường niên lần thứ 48
Multimedia

Học sinh Mai Châu (Hòa Bình) nỗ lực ngăn chặn khủng hoảng khí hậu

Lan tỏa tình yêu âm nhạc dân tộc Việt Nam - Nhật Bản

Đến Huế thăm làng nghề hoa giấy Thanh Tiên

Gìn giữ nghề làm nón lá của người Tày Bắc Hà

Người đẹp Belarus mê mẩn gỏi gà măng cụt của Việt Nam

Đà Nẵng: Lớp học tiếng Việt dành cho các sinh viên Lào, Thái Lan tại chùa Tam Bảo

"Vua đầu bếp Mỹ" Christine Hà hướng dẫn trẻ khiếm thị làm bánh trung thu

Đội huỷ nổ bom mìn lưu động NPA/RENEW phá huỷ đạn pháo trả lại màu xanh cho đất

Tổng Liên đoàn lao động Việt Nam tổ chức thông tin về Đại hội Công đoàn Việt Nam lần thứ XIII

Âm vang những giai điệu Nga

The Sydney Morning Herald: Bò cuốn lá lốt là món ăn “ngon nhất hành tinh”

Gần 1000 sinh viên Việt Nam tham gia Ngày hội sinh viên Việt Nam tại Hàn Quốc

Học sinh Hòa Bình chia sẻ cách đem lại "niềm vui" cho môi trường

Quy định về việc xin cấp lại "sổ đỏ" khi bị mất

VUFO thông báo danh sách thí sinh và phòng thi viết Vòng 2 kỳ thi tuyển công chức năm 2023

Du khách đến Singapore được nhập cảnh không cần hộ chiếu từ năm 2024

Bộ tem Kỷ niệm 50 năm Hiệp định Paris sắp được phát hành

Lễ khởi động dự án “Người dân Khánh Hòa nói tiếng Anh”
