e magazine
Bài 3: Trao gửi tâm nguyện

08:00 | 10/10/2023

Mọi chủ trương quyết sách của Đảng đều xuất phát từ ý nguyện nhân dân. Trong tình bạn để mãi mãi xanh tươi, bền vững cũng cần luôn chăm sóc. Và dưới đây là ý nguyện của người dân, khuyến nghị cho doanh nghiệp được ghi nhận và trao gửi.

Bài 3: Trao gửi tâm nguyện

Mọi chủ trương quyết sách của Đảng đều xuất phát từ ý nguyện nhân dân. Trong tình bạn để mãi mãi xanh tươi, bền vững cũng cần luôn chăm sóc. Và dưới đây là ý nguyện của người dân, khuyến nghị cho doanh nghiệp được ghi nhận và trao gửi.

Bài 3: Trao gửi tâm nguyện

Bà Bùi Thị Thanh (Sư đoàn 968, Quân tình nguyện Việt - Lào) tâm niệm: “Tôi mong được trở lại đất nước Lào, trở lại Savannakhet gặp lại gia đình ông Sủng Thon, thắp nén hương cho người đã cưu mang tôi trong giai đoạn gian nguy nhất.”

Bài 3: Trao gửi tâm nguyện
Bà Bùi Thị Thanh (Sư đoàn 968, Quân tình nguyện Việt - Lào).

Từ tháng 5/1971, bà Thanh là nghệ sĩ được sang Lào biểu diễn. Năm 1973 địch phát hiện bà thuộc quân tình nguyện Việt Nam nên vây bắt. Bà được nuôi giấu ở nhà ông Sủng Thon, Tỉnh trưởng của tỉnh Savannakhet. Sau 10 ngày trú ẩn, quân đội Lào đưa bà ra ngoài và nhập vào F 471 để tiếp tục biểu diễn văn nghệ phục vụ người dân tỉnh khác. Từ đó bà chia tay ân nhân Sủng Thon mà không được gặp lại cho đến khi nghe tin ông mất.

Bà nói: “Chỉ là 10 ngày thôi. Nhưng đó là 10 ngày sinh tử, mười ngày thấm đẫm ân tình từ bát cơm, chén nước, manh áo và lời nói, ánh mắt từ những con người chưa từng gặp gỡ. Những lo lắng, hi vọng đã qua đi. Nhưng nỗi nhớ nhung, lòng cảm kích thì day dứt mãi đến hôm nay.”

Cụ Trần Văn Túc, 91 tuổi ở khu 3 xã Đào Xá, huyện Thanh Thủy, tỉnh Phú Thọ. Cuối năm 1968, Đội sản xuất của Hợp tác xã đưa 3 đứa trẻ người Lào đến làm con nuôi gia đình cụ. Các em khoảng 12-13 tuổi. Sau này một người con nuôi là Khăm Keo Vong Phi La (hiện sống tại bản Kơn Nưa, huyện Thurakhôm, tỉnh Viêng Chăn, Lào) trở lại tìm bố mẹ. Năm 2013 hai bên thất lạc thông tin về nhau. Năm 2022 thông qua cuộc thi “Kỷ vật kể vật” của Việt Nam và Lào tổ chức, ông Khăm Keo đã tìm được bố mẹ nuôi Việt Nam là vợ chồng cụ Túc.

“Tôi rất bất ngờ sau nhiều năm thất lạc thông tin về con nuôi Khăm Kẹo (cách gia đình cụ Túc gọi Khăm Keo Vong Phi La từ hồi còn nhỏ - PV). Hôm nay, bố con tôi đã tìm được nhau. Chúng tôi như một lần nữa có thêm những người ruột thịt. Tôi mong muốn, Khăm Kẹo đưa vợ, con, cháu sang Việt Nam đến gặp bố mẹ nuôi, trước khi tôi về với tổ tiên”, cụ Túc bày tỏ.

Cháu Hồ Thị Nghin, 15 tuổi, ở bản La Lay A Sói, Cụm bản 2, huyện Sa Muồi, tỉnh Sa La Van (Lào) là con nuôi của Đồn Biên phòng La Lay (Đăk Rông, Quảng Trị). 5 năm qua các chiến sĩ bộ đội biên phòng đã đỡ đầu, chăm nuôi em ăn học. Nghin chia sẻ: “Các chú bộ đội Việt Nam thường bảo con cố học để sau này làm phiên dịch viên tiếng Việt. Bộ đội biên phòng Việt Nam sẽ sang làm việc, hỗ trợ người dân Lào và rất cần người dịch tiếng. Con sẽ cố thực hiện ước mơ này...”

Ông Lê Reo (78 tuổi, ở xã Dân Quyền, huyện Triệu Sơn, Thanh Hóa), cựu quân tình nguyện Việt Nam giúp Lào, người dành 50 năm để sưu tầm các kỷ vật liên quan đến tình nghĩa quân dân, đồng chí Việt- Lào.

Ông Reo chia sẻ: “Tôi mong các cấp, ngành chức năng, thông qua các kỷ vật này, tổ chức, kết nối để những người đồng chí, đồng đội, ân nhân, tình nhân, bè bạn hai bên có cơ hội gặp nhau. Từ đó ta tìm cách bảo lưu kỷ vật, trao truyền cho con cháu và tương trợ nhau trong cuộc sống như xưa.”

Ở thôn Thái Sơn, xã Sơn Lai, huyện Nho Quan, Ninh Bình có một ngôi đền tôn nghiêm được thờ kính chu đáo bởi lòng tín mộ của người dân. Đó là đền Thượng Thái Sơn, thờ công chúa người Lào mang tên công chúa Nhồi Hoa (người dân sở tại đặt tên Việt). Tài liệu ghi: thế kỷ XV, nước ta gặp nạn giặc ngoại xâm. Vua Lào đã phái con gái dẫn quân đội và đoàn voi chiến sang giúp Đại Việt đánh giặc. Trong cuộc chiến, đội “tượng binh” của Nhồi Hoa đã lập nhiều chiến công hiển hách…

Hoàn thành nhiệm vụ, trở về, đến Ninh Bình, công chúa ốm bệnh, qua đời. Vua Đại Việt cho tổ chức an táng long trọng, lập đền thờ, xây lăng mộ tại đây cho nàng. Ông Nguyễn Cao Tấn Phó Giám đốc Sở Du lịch tỉnh Ninh Bình, đơn vị đang quản lý di tích Đền Thượng Thái Sơn, thờ công chúa Nhồi Hoa nói: “Huyền thoại về công chúa Nhồi Hoa đã sống trong tín ngưỡng người dân trải qua nhiều thế hệ. Để khẳng định một cách chính xác, khoa học những thông tin của sự kiện này cũng như mối quan hệ hai nước lúc ấy thì rất cần những công trình nghiên cứu khoa học đầy đủ và xứng tầm. Chúng tôi mong các các cơ quan chức năng, các nhà nghiên cứu đáp ứng nguyện vọng nhân dân hai nước."

Bài 3: Trao gửi tâm nguyện
Tăng cường công tác đối ngoại, hợp tác giữa Việt Nam - Lào.

Ông Nguyễn Mạnh Hùng, nguyên Đại sứ Việt Nam tại Lào Phó Chủ tịch Trung ương Hội hữu nghị Việt Nam – Lào nêu: đường Trường Sơn nhánh Tây là tượng đài bất tử của quan hệ đoàn kết đặc biệt, của liên minh chiến đấu Việt Nam - Lào. Đến nay, hệ thống đường Trường Sơn ở Việt Nam đã được Chính phủ xếp hạng là di tích quốc gia đặc biệt, còn đường Trường Sơn nhánh Tây bên Lào thì chưa được công nhận xếp hạng di tích.

Hệ thống này có tầm quan trọng đặc biệt, có ý nghĩa lớn lao của cả hai dân tộc Việt Nam - Lào. Nhưng qua nhiều năm, các di tích đó dần bị mờ đi trên mặt đất và ngay cả trong tiềm thức các thế hệ người dân. Các di tích ấy xứng đáng được tôn vinh là Di sản Quốc gia Lào - Di sản của tình đoàn kết chiến đấu Việt Nam - Lào. Hội Trường Sơn Việt Nam (tổ chức của các cựu chiến binh Việt Nam từng chiến đấu tại Lào) đã làm việc với chính quyền một số địa phương Lào, đã gửi có công văn đến các cơ quan chức năng của Việt Nam đề đạt nguyện vọng này. Các đồng chí lãnh đạo Đảng và Nhà nước hai bên đều nhất trí ủng hộ. Năm 2017, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc ủng hộ (bằng Thông báo của Văn phòng Chính phủ) và giao Bộ Ngoại giao chủ trì, phối hợp với Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Bộ Quốc phòng trao đổi với nước bạn Lào để xem xét việc công nhận và xếp hạng di tích. Tôi và rất nhiều người mong các bạn Lào quan tâm đến vấn đề này.

Bài 3: Trao gửi tâm nguyện

Thời hòa bình, xây dựng phát triển đất nước, thì một trong trọng tâm hợp tác hai nước là phát triển kinh tế, đầu tư, thương mại. Các cơ quan chức năng Việt Nam khuyến nghị các nhà quản lý kinh tế và doanh nhân những “cẩm nang” bổ ích.

Ông Nguyễn Bá Hùng, Đại sứ Việt Nam tại Lào cho biết: Lào là một trong những nước có cơ chế đầu tư đơn giản, mở rộng tín dụng ngân hàng cho nông nghiệp và doanh nghiệp nhỏ, phát triển các đặc khu kinh tế... Thế mạnh kinh tế của Lào là khai thác tài nguyên thiên nhiên.

Bài 3: Trao gửi tâm nguyện
Ông Nguyễn Bá Hùng, Đại sứ Việt Nam tại Lào.

Bên cạnh đó, những ngành nghề dịch vụ tiêu dùng tại Lào cũng đang tăng trưởng. Ngành điện ở Lào cũng đang mở cho góp vốn đầu tư quốc tế, với nhiều công ty quốc tế đang hoạt động. Thủy điện và hạ tầng truyền tải, dịch vụ vận tải kết nối và phân phối được Chính phủ tập trung chuyên sâu góp vốn đầu tư ngày càng tăng.

Tuy nhiên, theo tôi ngành nông nghiệp Lào cho thấy nhiều hứa hẹn và là một ưu tiên của Chính phủ Lào. Đất đai trù phú, những thị trường lân cận như Việt Nam và Trung Quốc là những thị trường lớn cho sản phẩm và hàng hóa nông nghiệp, chăn nuôi. Do vậy, lĩnh vực nông nghiệp tại Lào hứa hẹn mang lại nhiều cơ hội đầu tư, tạo ra các sản phẩm nông nghiệp có giá trị xuất khẩu.

Một ví dụ điển hình về đầu tư nông nghiệp sạch tại Lào, với mục tiêu tập trung phát triển nông nghiệp cây ăn trái để xuất khẩu, Công ty Cổ phần Tập đoàn Trường Hải (Thaco) đã đầu tư, tập trung hoàn thiện chuỗi giá trị khép kín, trồng trọt quy mô lớn tại tỉnh Ắt-ta-pư của Lào, chuyển giao công nghệ giúp nông dân khu vực Nam Lào cùng phát triển nông nghiệp, và hiện nay kim ngạch xuất khẩu nông sản của Thaco ước đạt 300 triệu USD/năm, hướng tới mục tiêu xuất khẩu 500 triệu USD năm 2025.

Bộ KHĐT Việt Nam cho biết, để có môi trường hợp tác đầu tư, thương mại tốt hơn, thời gian tới hai bên tiếp tục hoàn thiện hành lang pháp lý ổn định, minh bạch, thuận lợi cho doanh nghiệp. Cần có cơ chế đặc thù cho một số dự án trọng điểm có tính chiến lược, đòn bẩy. Tập trung xử lý những kiến nghị về tồn tại, tháo gỡ khó khăn, vướng mắc của một số dự án lớn. Hai bên cần hợp tác hiệu quả trong các khuôn khổ ASEAN, hiệp định RCEF, WTO…

Bài 3: Trao gửi tâm nguyện

Bài: Triều Đông

Đồ họa: Tào Đạt

Đông Phong

Tin bài liên quan

Tạo sức mạnh tổng hợp trong phòng, chống tội phạm mua bán người trên biên giới Việt - Lào

Tạo sức mạnh tổng hợp trong phòng, chống tội phạm mua bán người trên biên giới Việt - Lào

Đấu tranh, triệt phá thành công tổ chức tội phạm hoạt động mua bán người, lừa đảo qua mạng với quy mô lớn... Hoạt động này góp phần đảm bảo an ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội khu vực biên giới, phục vụ phát triển kinh tế, xã hội, tăng cường quan hệ hợp tác, hữu nghị, đoàn kết giữa Việt Nam và Lào.
Thể thao kết nối tình hữu nghị Việt Nam - Lào - Campuchia

Thể thao kết nối tình hữu nghị Việt Nam - Lào - Campuchia

Các giải thể thao đã tạo sân chơi lành mạnh, sôi nổi để người dân ba nước Việt Nam - Lào - Campuchia giao lưu, thắt chặt thêm tình đoàn kết.
Việt Nam – Lào: Chung tay bảo vệ rừng, bảo tồn tài nguyên thiên nhiên ở tuyến biên giới

Việt Nam – Lào: Chung tay bảo vệ rừng, bảo tồn tài nguyên thiên nhiên ở tuyến biên giới

Phòng, chống cháy rừng, làm đường băng cản lửa trước khi đốt nương, hỗ trợ, giúp nhau phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội; tham gia bảo vệ an ninh trật tự, chủ quyền an ninh biên giới và đường biên, mốc giới của mỗi nước... Đó là những hoạt động chung tay bảo vệ rừng, bảo tồn tài nguyên thiên nhiên ở tuyến biên giới Việt - Lào.

Tin mới

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn dự và phát biểu tại Phiên họp toàn thể Nghị viện quốc tế vì Bao dung và Hòa bình lần thứ 11

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn dự và phát biểu tại Phiên họp toàn thể Nghị viện quốc tế vì Bao dung và Hòa bình lần thứ 11

Sáng ngày 24/11, tại Thủ đô Phnom Penh, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn đã dự và có bài phát biểu quan trọng tại phiên khai mạc Phiên họp toàn thể lần thứ 11 Nghị viện quốc tế vì Bao dung và Hòa bình (IPTP 11) với chủ đề “Tìm kiếm hòa bình, hòa giải và bao dung”.
Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn tiếp Chủ tịch Hội hữu nghị Campuchia - Việt Nam

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn tiếp Chủ tịch Hội hữu nghị Campuchia - Việt Nam

Theo đặc phái viên TTXVN, trong khuôn khổ chuyến công tác tại Campuchia, sáng 23/11, tại Thủ đô Phnom Penh, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn đã tiếp Cố vấn tối cao của Quốc vương Campuchia, Phó Chủ tịch Đảng Nhân dân Campuchia (CPP), Chủ tịch Hội hữu nghị Campuchia - Việt Nam, Chủ tịch Nhóm Nghị sĩ hữu nghị Campuchia - Việt Nam Samdech Men Sam An.

Tin khác

Phát động cuộc thi trực tuyến “Quân đội nhân dân Việt Nam - 80 năm xây dựng, chiến đấu và trưởng thành”

Phát động cuộc thi trực tuyến “Quân đội nhân dân Việt Nam - 80 năm xây dựng, chiến đấu và trưởng thành”

Ngày 22/11, Ban Tuyên giáo Trung ương phối hợp với Tổng cục Chính trị Quân đội nhân dân Việt Nam tổ chức hội nghị báo cáo viên Trung ương toàn quốc tháng 11 năm 2024 và phát động cuộc thi trắc nghiệm trực tuyến "Quân đội nhân dân Việt Nam - 80 năm xây dựng, chiến đấu và trưởng thành”.Cuộc thi diễn ra từ ngày 22/11 đến hết ngày 13/12/2024.
Tổng Bí thư Tô Lâm phát biểu chính sách tại Trường Đại học quốc gia Malaya

Tổng Bí thư Tô Lâm phát biểu chính sách tại Trường Đại học quốc gia Malaya

Theo đặc phái viên TTXVN, trong khuôn khổ chuyến thăm chính thức Malaysia, sáng 22/11, Tổng Bí thư Tô Lâm và Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam đã đến thăm và phát biểu tại Trường Đại học quốc gia Malaya (Malaysia).
Nâng tầm cao mới trong quan hệ Việt Nam-Dominica: Nhịp cầu hữu nghị, hợp tác giữa hai khu vực

Nâng tầm cao mới trong quan hệ Việt Nam-Dominica: Nhịp cầu hữu nghị, hợp tác giữa hai khu vực

Chiều 21/11 (theo giờ địa phương), trong chương trình thăm chính thức Cộng hòa Dominica, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã có bài phát biểu chính sách quan trọng tại Học viện Giáo dục cấp cao về đào tạo ngoại giao và lãnh sự Cộng hòa Dominica với chủ đề: "Nâng tầm cao mới trong quan hệ Việt Nam-Cộng hòa Dominica: Nhịp cầu hữu nghị, hợp tác giữa Đông Nam Á và Mỹ Latinh".
Thủ tướng Phạm Minh Chính dự lễ khánh thành tôn tạo Tượng đài Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Thủ đô Santo Domingo

Thủ tướng Phạm Minh Chính dự lễ khánh thành tôn tạo Tượng đài Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Thủ đô Santo Domingo

Sáng 21/11, theo giờ địa phương (tức tối cùng ngày giờ Hà Nội), tại thủ đô Santo Domingo, trong khuôn khổ chuyến thăm chính thức Cộng hòa Dominica, Thủ tướng Phạm Minh Chính và Phu nhân dự lễ khánh thành tôn tạo Tượng đài Chủ tịch Hồ Chí Minh.
Phiên bản di động