Nhận diện những nguy hại từ hoạt động rửa tiền

06:00 | 20/12/2019

Vấn nạn rửa tiền đang gây ra những tác hại khôn lường đối với kinh tế, xã hội và an ninh của mỗi quốc gia.
Ban hành Kế hoạch hành động giải quyết những rủi ro rửa tiền, tài trợ khủng bố giai đoạn 2019 - 2020

Theo Quyết định số 474/QĐ-TTg, Chính phủ đã phê duyệt Báo cáo kết quả đánh giá rủi ro quốc gia về rửa tiền, tài trợ khủng ...

Nguy cơ rửa tiền: ngân hàng ở mức cao, chứng khoán chỉ trung bình

Nguy cơ rửa tiền trong lĩnh vực ngân hàng và bất động sản tại Việt Nam được đánh giá ở mức cao, trong khi lĩnh ...

Sở Xây dựng TP. Hồ Chí Minh siết “rửa tiền” qua giao dịch bất động sản

Sở Xây dựng Tp.HCM là một trong những địa phương mới nhất có văn bản yêu cầu thực hiện chỉ đạo về phòng chống rửa ...

Bốn nguy hại của vấn nạn rửa tiền

Một là, phá vỡ sự ổn định, tiềm ẩn nhiều hậu quả nghiêm trọng cho cả nền kinh tế. Trên thế giới hiện nay, rửa tiền hàng ngày đang ảnh hưởng đến từng chủ thể trong nền kinh tế và là mối lo ngại của hầu hết các quốc gia, đặc biệt, các nền kinh tế mới nổi rất dễ trở thành mục tiêu của tội phạm rửa tiền. Loại hình tội phạm này có thể tàn phá thành quả kinh tế của một quốc gia bằng những thủ đoạn tinh vi để hợp pháp hóa tiền và tài sản có nguồn gốc từ tội phạm của mình...

Hai là, gây bất ổn thị trường tài chính – tiền tệ. Với việc gây ra sự lưu chuyển các luồng tiền trong thế giới ngầm, từ đó dẫn đến những đột biến trong cầu tiền tệ và bất ổn định lãi suất và tỷ giá hối đoái, đặc biệt là ở các quốc gia đang phát triển như Việt Nam khi quan hệ thương mại với nước ngoài phụ thuộc vào ngoại tệ. Tình trạng này sẽ làm mất đi hiệu lực của chính sách tiền tệ trong nước, dẫn đến việc điều hành kinh tế vĩ mô trở nên khó khăn thậm chí là lệch lạc.

Ba là, tác động tiêu cực đến xu hướng đầu tư với rủi ro cao, làm giảm tốc độ tăng trưởng kinh tế. Tiền từ các hoạt động rửa tiền sẽ không được sử dụng để đầu tư vào các lĩnh vực phục vụ cho phát triển kinh tế, các lĩnh vực kinh doanh đem lại nhiều giá trị gia tăng, mà chỉ được đầu tư vào các tài sản mang tính chất che đậy như góp vốn vào các công ty bình phong hoặc mua các loại hàng hóa xa xỉ… Các giao dịch ngầm từ hoạt động này làm suy giảm hiệu quả kinh tế của các giao dịch hợp pháp, gây mất lòng tin đối với thị trường.

Bốn là, hệ thống tổ chức tài chính, thậm chí có thể bị thao túng bởi các băng nhóm tội phạm. Tội phạm rửa tiền sẽ gây bất ổn hệ thống ngân hàng, làm mất uy tín, giảm chất lượng đội ngũ nhân viên, gây mất cân bằng cơ cấu nợ và tài sản của các ngân hàng, ảnh hưởng tiêu cực đến cả hệ thống ngân hàng nói chung… Sự xuất hiện của các tổ chức tài chính bình phong xuất hiện sẽ gây mất ổn định cho hệ thống tài chính, khiến hoạt động của các tổ chức tài chính gặp vấn đề nghiêm trọng, có thể suy yếu.

Việt Nam trong công tác phòng chống rửa tiền

Nhận diện những nguy hại từ hoạt động rửa tiền
Cuộc họp lần thứ 20 của nhóm châu Á - Thái Bình Dương về Phòng chống Rửa tiền tại Colombo (Sri Lanka) tháng 7/2017. (Nguồn: gif.mo.gov)

Chính phủ Việt Nam nhận thức rõ những tác động xấu từ các hành vi rửa tiền đến kinh tế - xã hội. Trong nhiều năm qua, Việt Nam đã rất nỗ lực triển khai đồng bộ nhiều biện pháp, xây dựng và hoàn thiện các khuôn khổ pháp lý, vận dụng chuẩn mực quốc tế, thực hiện nghiêm túc các khuyến nghị và cam kết quốc tế để ngăn chặn hành vi này.

Hiện nay, Việt Nam đã có đầy đủ khuôn khổ pháp lý về phòng chống rửa tiền. Tại Việt Nam, rửa tiền là hành vi bị pháp luật nghiêm cấm và xử lý nghiêm khắc theo Bộ Luật Hình sự. Ngày 18/6/2012, Quốc hội Việt Nam đã ban hành Luật Phòng, Chống rửa tiền. Chính phủ đã thành lập Ban chỉ đạo về Phòng, Chống rửa tiền và ban hành các văn bản pháp quy như Nghị định số 116/2013/NĐ-CP và Nghị định số 96/2014/NĐ-CP hướng dẫn thi hành Luật Phòng chống rửa tiền và quy định xử phạt đối với hành vi vi phạm quy định về các hành vi bị cấm trong phòng, chống rửa tiền. Gần đây nhất, tháng 05/2019, Chính phủ Việt Nam đã ban hành Kế hoạch hành động giải quyết những rủi ro rửa tiền, tài trợ khủng bố giai đoạn 2019-2020 nhằm tăng cường phòng, chống rửa tiền, áp dụng các chuẩn mực và thông lệ quốc tế trong lĩnh vực này.

Bên cạnh nâng cao nhận thức toàn dân, hoàn thiện hệ thống pháp luật, Việt Nam đã và đang đẩy mạnh hoàn thiện hệ thống tài chính- ngân hàng, hiện đại hoá hạ tầng, công nghệ, nâng cao năng lực quản trị theo các chuẩn mực và thông lệ quốc tế để phòng chống tội phạm trong lĩnh vực tài chính-tiền tệ, trong đó có rửa tiền.

Nhận thức rõ rửa tiền là một vấn đề nghiêm trọng mang tính toàn cầu, Việt Nam coi trọng đẩy mạnh hợp tác quốc tế nhằm đóng góp tích cực và có trách nhiệm vào chống tội phạm rửa tiền xuyên quốc gia. Hiện nay, Việt Nam là thành viên của Nhóm Châu Á – Thái Bình Dương về phòng chống rửa tiền và chống tài trợ khủng bố (APG) và là quan sát viên của Nhóm các đơn vị tình báo tài chính (Nhóm Egmont). Kết quả phòng, chống rửa tiền của Chính phủ Việt Nam đã được các tổ chức quốc tế, trong đó có APG ghi nhận và đánh giá cao.

Thành Công

Đường dẫn bài viết: https://thoidai.com.vn/nhan-dien-nhung-nguy-ha-i-tu-hoa-t-do-ng-ru-a-tie-n-95535.html

In bài viết