Cận cảnh thuốc gây tê tủy sống nghi gây ra 3 ca tai biến sản khoa ở Đà Nẵng

19:34 | 22/11/2019

Nhiều sở y tế, bệnh viện các tỉnh Quảng Nam, Quảng Ngãi, Long An, Bến Tre… nghi ngờ thuốc gây tê Bupivacaine WPW Spinal 0,5% Heavy (của Ba Lan) có thể gây ra những tai biến khi sử dụng.    
can canh thuoc gay te tuy song nghi gay ra 3 ca tai bien san khoa o da nang Bộ Y tế vào cuộc vụ hai sản phụ tử vong, một nguy kịch ở Bệnh viện Phụ nữ Đà Nẵng

Vụ Sức khỏe Bà mẹ trẻ em (Bộ Y tế) yêu cầu các đơn vị liên quan phải kiểm tra, xác minh và làm rõ ...

can canh thuoc gay te tuy song nghi gay ra 3 ca tai bien san khoa o da nang Đà Nẵng: Bò thả rông gây mất mỹ quan, tiềm ẩn nguy cơ tai nạn

Nhiều người dân khá bức xúc, mỗi khi lưu thông trên các tuyến đường ở Đà Nẵng đều phải rất cảnh giác với “tập đoàn” ...

can canh thuoc gay te tuy song nghi gay ra 3 ca tai bien san khoa o da nang Danh tính tài xế xe Lexus biển 777.77 gây tai nạn chết người ở Hà Nội

Sáng nay, một tài xế lái xe Lexus biển ngũ quý “77777” đã tông vào một người phụ nữ đi xe máy khiến người ...

Liên quan đến vụ việc liên tiếp xảy ra các sự cố y khoa tại Bệnh viện Phụ sản Đà Nẵng khiến 2 sản phụ tử vong, 1 nguy kịch nghi ngờ do thuốc gây tê, sở y tế nhiều địa phương đã ra cảnh báo về việc sử dụng thuốc Bupivacaine WPW Spinal 0,5% Heavy (của Ba Lan).

Cụ thể, tháng 4/2019, Sở Y tế Cần Thơ đã có công văn về việc thay thế thuốc trúng thầu, loại dùng gây tê tủy sống, từ thuốc do Ba Lan sản xuất sang loại do Pháp sản xuất.

can canh thuoc gay te tuy song nghi gay ra 3 ca tai bien san khoa o da nang
Cận cảnh thuốc gây tê Bupivacaine WPW spinal 0,5% heavy của Ba Lan nghi ngờ gây ra tai biến sản khoa tại Bệnh viện Phụ nữ Đà Nẵng.

Ở Cần Thơ, nhiều bệnh viện cũng đã ghi nhận nhiều sự cố y khoa do sử dụng loại thuốc này như: Bệnh viện Phụ sản, đa khoa Trung ương, bệnh viện đa khoa.

Tháng 7/2019, Sở Y tế TP Hà Nội cũng có một báo cáo tương tự về kết quả kiểm nghiệm một lô dung dịch thuốc tiêm Bupivacaine WPW spinal 0,5% heavy do Công ty cổ phần Dược phẩm trung ương CPC1 cung ứng không đạt tiêu chuẩn chất lượng đối với chỉ tiêu tính chất, độ trong (có dị vật lơ lửng). Khuyến cáo và yêu cầu sau đó chỉ được Cục Quản lý dược đưa ra tại Hà Nội.

Ngày 21/11, Sở Y tế tỉnh Quảng Nam đã có công văn khẩn gửi các cơ sở y tế trên địa bàn tạm thời ngưng sử dụng thuốc gây tê tủy sống Bupivacaine wpw spinal 0,5% heavy do Ba Lan sản xuất và Công ty Cổ phần dược phẩm Trung ương CPC1- Chi nhánh Đà Nẵng cung ứng trong thời gian chờ kết quả trả lời mẫu kiểm nghiệm thuốc này của Viện Kiểm nghệm Trung ương.

Trường hợp có nghi ngờ liên quan đến thuốc sử dụng trong quá trình điều trị cho các sản phụ, cần chỉ đạo đơn vị lập báo cáo phản ứng có hại của thuốc theo hướng dẫn, khẩn trương gửi về Trung tâm DI&ADR quốc gia, Cục Quản lý Dược, Cục Quản lý Khám, chữa bệnh và Vụ Sức khỏe bà mẹ và trẻ em.

Ông Nguyễn Phước Tồn – Phó Giám đốc Sở Y tế Cần Thơ cho biết, cũng từ tháng 4/2019, Sở đã có công văn gửi Bộ Y tế về việc thay thế thuốc gây tê. Sở gửi tới cả Công ty cổ phần dược phẩm Trung ương CPC1 và Cục quản lý dược, Bộ Y tế. Tuy nhiên, từ tháng 4/2019 đến nay phía Bộ Y tế vẫn không có công văn trả lời nhưng Sở Y tế Cần Thơ vẫn không dùng thuốc gây tê Bupivacaine WPW Spinal 0,5% Heavy (của Ba Lan) mà sử dụng thuốc cũ.

Trước đó, theo báo cáo của Bệnh viện Phụ sản Đà Nẵng, chỉ trong ngày 17/11 đã có hai ca tai biến sản khoa sau khi tiến hành mổ đẻ tại bệnh viện. Trong đó có 1 sản phụ tử vong, 1 nguy kịch.

Đến tháng 11, bệnh viện ghi nhận có thêm 1 sản phụ tử vong sau khi mổ đẻ. Cả 3 sản phụ này đều sử dụng thuốc gây tê tủy sống Bupivacaine WPW Spinal 0,5% Heavy (của Ba Lan). Công ty cổ phần dược phẩm Trung ương CPC1 là đơn vị nhập khẩu.

Đông Phong

Đường dẫn bài viết: https://thoidai.com.vn/can-canh-thuoc-gay-te-tuy-song-nghi-gay-ra-3-ca-tai-bien-san-khoa-o-da-nang-93053.html

In bài viết