Cứ tưởng chào hỏi đơn giản lắm nhưng thực ra, mỗi nước lại có cách chào nhau chẳng đụng hàng ai

16:28 | 11/06/2017

Với mỗi quốc gia khác nhau, người dân lại có một nghi thức chào hỏi khác nhau, đặc trưng cho văn hóa và tính cách con người.

Nghe chừng đơn giản mà việc chào hỏi chưa bao giờ là dễ dàng cả. Nhập gia tùy tục, mỗi khi đến một quốc gia mới, bạn lại phải tìm hiểu trước về những nét văn hóa đặc trưng của nước họ để tránh những tình huống xấu có thể xảy ra. Và tất nhiên, chào hỏi cũng là một việc cần thiết mà bạn phải học.

Nghe thì đơn giản vậy thôi nhưng cũng phức tạp ra trò. Hãy xem thử các nước khác nhau thì người dân chào nhau ra sao.

Philippines

cu tuong chao hoi don gian lam nhung thuc ra moi nuoc lai co cach chao nhau chang dung hang ai

Người Philippines thường thực hiện một cử chỉ đẹp được gọi là Mano trong tiếng Tagalog, để thể hiện sự kính trọng người cao tuổi. Họ sẽ cầm lấy tay của người lớn tuổi và đặt lên trán mình một cách nhẹ nhàng.

Nhật Bản

cu tuong chao hoi don gian lam nhung thuc ra moi nuoc lai co cach chao nhau chang dung hang ai

Người Nhật Bản thường cúi chào khi gặp nhau. Tùy vào tình huống, thời gian cúi chào cũng như góc gập người sẽ thay đổi.

Ấn Độ

cu tuong chao hoi don gian lam nhung thuc ra moi nuoc lai co cach chao nhau chang dung hang ai

Người Ấn Độ sẽ nói "Namaste" trong khi chắp hai tay trước ngực, với lòng bàn tay ấn mình vào nhau và các ngón tay hướng lên trên khi chào hỏi.

Thái Lan

cu tuong chao hoi don gian lam nhung thuc ra moi nuoc lai co cach chao nhau chang dung hang ai

Khá giống với Ấn Độ, cách chào của người Thái Lan được gọi là "wai", giống với tư thế lúc chắp tay cầu nguyện và thường đi kèm với cúi đầu nhẹ. Tuy nhiên, tùy thuộc vào người mà bạn chào hỏi, bàn tay sẽ đặt ở những vị trí khác nhau như đầu ngón tay chạm vào mũi, vào trán hay vào cằm.

Pháp

cu tuong chao hoi don gian lam nhung thuc ra moi nuoc lai co cach chao nhau chang dung hang ai

Tại Pháp, cách chào hỏi và hôn lên trên má của đối phương khá là phổ biến và thể hiện sự thân mật.

New Zealand

cu tuong chao hoi don gian lam nhung thuc ra moi nuoc lai co cach chao nhau chang dung hang ai

Người Maori tại New Zealand thường chào nhau bằng một hành động truyền thống, được gọi là hongi. Lúc đấy, hai người sẽ cụng mũi và trán vào nhau.

Botswana

cu tuong chao hoi don gian lam nhung thuc ra moi nuoc lai co cach chao nhau chang dung hang ai

Tại Botswana, bạn phải tuân thủ theo các bước đơn giản để chào hỏi nhau một cách phù hợp. Đưa tay phải của bạn ra bắt tay trong khi đó phải đặt tay trái lên khuỷu tay phải. Khi bắt tay với người khác phải sử dụng ngón tay cái và lòng bàn tay trước, rồi sau đó quay trở lại tư thế bình thường và nó "Lae kae" - có nghĩa là "bạn thế nào" trong tiếng Tswana.

Mông Cổ

cu tuong chao hoi don gian lam nhung thuc ra moi nuoc lai co cach chao nhau chang dung hang ai

Khách khi đến thăm Mông Cổ thường được trao một "hada" (tấm khăn truyền thống) như một món quà. Bạn phải cầm nó thật nhẹ nhàng, sử dụng cả 2 bàn tay trong khi cúi đầu thấp xuống.

Ả Rập Xê Út

cu tuong chao hoi don gian lam nhung thuc ra moi nuoc lai co cach chao nhau chang dung hang ai

Tại Ả Rập, khi 2 người gặp nhau, họ thường bắt tay và nói "As-salamu alaykum" có nghĩa là "bình yên đến với bạn". Sau đó, hai người sẽ chạm mũi nhau và đặt một tay lên vai người đối phương.

Tuvalu

cu tuong chao hoi don gian lam nhung thuc ra moi nuoc lai co cach chao nhau chang dung hang ai

Cách chào hỏi của người dân trên đảo Tuvalu khá đặc biệt: họ sẽ hít một hơi thật sâu trong khi ấn vào má nhau đồng thời.

Hy Lạp

cu tuong chao hoi don gian lam nhung thuc ra moi nuoc lai co cach chao nhau chang dung hang ai

Cách thức chào hỏi thông thường của người dân Hy Lạp là vỗ vào lưng hay vai của người mới quen.

Kenya

cu tuong chao hoi don gian lam nhung thuc ra moi nuoc lai co cach chao nhau chang dung hang ai

Các chiến binh của bộ lạc Masai tại Kenya thường chào đón người mới đến bằng cách tham gia một nghi lễ nhảy múa, nơi họ đứng thành một vòng tròn và thi để quyết định xem ai là người nhảy cao nhất.

Malaysia

cu tuong chao hoi don gian lam nhung thuc ra moi nuoc lai co cach chao nhau chang dung hang ai

Người Malay thường chạm vào ngón tay nhau bằng cả hai bàn tay rồi đặt lòng bàn tay họ lên ngực khi chào hỏi.

Skye

Đường dẫn bài viết: https://thoidai.com.vn/cu-tuong-chao-hoi-don-gian-lam-nhung-thuc-ra-moi-nuoc-lai-co-cach-chao-nhau-chang-dung-hang-ai-8908.html

In bài viết