Gian nan đường lên Chùa Địa Ngục ở Tam Đảo

10:44 | 23/09/2019

Chùa Địa Ngục (Địa Ngục Tự) ở Tam Đảo (Vĩnh Phúc) được biết đến là một trong những ngôi chùa hoang sơ, âm u bậc nhất miền Bắc. Một số thông tin cho rằng ngôi chùa này sắp bị di dời.    
Khám phá chùa Địa Ngục (Tam Đảo): ngôi chùa âm u bậc nhất miền Bắc Chưa tạo được dấu ấn nào, giá trị chuyển nhượng của Công Phượng vẫn tăng chóng mặt Kiên Giang: Tạm ngừng hoạt động các tàu chở khách ra đảo vì thời tiết xấu

Chùa Địa Ngục ở đâu, có từ bao giờ?

Chùa Địa Ngục nằm sâu trong vườn quốc gia Tam Đảo (Vĩnh Phúc). Dù không mang kiến trúc độc đáo, lộng lẫy, hoành tráng nhưng Địa Ngục Tự có sức hút đặc biệt bởi vẻ hoang sơ, âm u đến rợn tóc gáy của cảnh vật xung quanh khi chưa có bàn tay của con người tác động vào.

Theo Cổng thông tin Phật giáo thuộc Giáo hội Phật giáo Việt Nam, chùa Địa Ngục được sư thầy Thích Thanh Toàn và một nhóm người phát hiện ra vào năm 2008.

gian nan duong len chua dia nguc o tam dao

Xót xa trước cảnh ngôi chùa cổ có nguy cơ bị xóa xổ hoàn toàn

Cụ thể, sau một đêm nằm mơ thấy đốm sáng trong rừng Tam Đảo sư thầy Thích Thanh Toàn và đoàn người đã tìm kiếm nhiều ngày liền và phát hiện ra chùa Địa Ngục, mọi thứ đã đổ nát chỉ còn lại nền móng của một hoang tích.

Theo các truyền thuyết Phật giáo, Địa Ngục Tự không biết xây dựng từ thời nào. Cùng với các danh thắng khác như suối Bạc, khe Giải Oan, chùa Tây Thiên, chùa Đổng Cổ, Đền Bà chúa Thượng ngàn hợp thành vùng đất linh thiêng núi Tam Đảo.

Một số truyền thuyết khác cho rằng chùa Địa Ngục là một trong những chùa cổ nhất của thiền phái Tây Thiên tại Việt Nam.

gian nan duong len chua dia nguc o tam dao
Cảnh vật hoang sơ bên ngoài chùa Địa Ngục.

Để đặt chân đến chùa Địa Ngục, du khách mất khoàng 2 tiếng đồng hồ leo bộ qua hàng chục con dốc, suối, băng qua khu rừng trúc đan xen dày đặc với tên gọi “Rừng ma ao dứa”. Tuy nhiên, đây vẫn chưa phải là điểm nhấn khiến khu rừng trở thành thử thách thực sự với những người yếu tim.

Dọc con đường đi xuyên qua Rừng ma ao dứa, những lá bùa dài màu vàng với dòng chữ màu đỏ không thể đọc ở giữa phất phơ trong cơn gió lành lạnh của ngôi chùa cao hơn mực nước biển trên 1.000m, sương khói bảng lảng quẩn quanh. Đây chắc chắn là thử thách mà nhiều bạn ưa mạo hiểm sẽ lựa chọn.

Ngoài sự âm u, chùa Địa Ngục còn khiến không ít người muốn đặt chân đến bởi vẻ đẹp hoang sơ, tĩnh mịch, không khói bụi mà hiếm nơi nào cách trung tâm Hà Nội chỉ vài chục km có được.

Chùa Địa Ngục sắp bị di dời thay thế cho các siêu dự án?

Mặc dù được tìm thấy từ năm 2008, nhưng do nằm trong phạm vi Rừng Quốc gia nên ngôi chùa này không được phép phục dựng lại, hiện nay vẫn chỉ là những cọc cây gỗ rừng phủ tạm bạt và những tấm tôn để che mưa, che nắng.

gian nan duong len chua dia nguc o tam dao
Con đường xuyên rừng dẫn vào Địa Ngục Tự.

Nằm ở độ cao 1140m so với mực nước biển, với địa thế dựa núi, phía trước là một dải bằng phẳng nhìn thẳng về phía đồng bằng Sông Hồng. Vị trí của chùa Địa Ngục cũng rất đắc địa khi có thể bao quát được khu vực đồng bằng phía dưới.

Cũng theo thông tin từ Cổng thông tin Phật giáo thuộc Giáo hội Phật giáo Việt Nam, vị trí của chùa Địa Ngục chính là nơi mà dự án Tam Đảo II nhắm tới để xây dựng khu nghỉ dưỡng, khu vui chơi giải trí và sòng bài.

Do đó, ngôi chùa cổ này sẽ phải di dời ra một nơi khác để nhường chỗ cho những siêu dự án.

>>> Khám phá chùa Địa Ngục (Tam Đảo) âm u bậc nhất miền Bắc

Đông Phong

Đường dẫn bài viết: https://thoidai.com.vn/gian-nan-duong-len-chua-dia-nguc-o-tam-dao-88349.html

In bài viết