Ngày Vu Lan 2019 là ngày nào?

09:50 | 01/08/2019

Ngày Vu Lan là ngày để những người con thể hiện đạo hiếu với đấng sinh thành. Đây cũng là ngày lễ chính thức của Phật giáo, chính là ngày rằm tháng 7 âm lịch hàng năm. Như vậy ngày Vu Lan 2019 rơi vào Thứ 5, ngày 15/8/2019.
Bông hồng cài áo mùa Vu Lan: Nguồn gốc và ý nghĩa ít ai biết Mùng 1 tháng cô hồn, người xưa kiêng kỵ gì? 6 loại hoa dùng để cúng ngày lễ Vu lan

Lễ Vu Lan là ngày gì?

ngay vu lan 2019 la ngay nao

Lễ Vu Lan là ngày lễ báo hiếu mẹ cha được tổ chức trang nghiêm và long trọng vào rằm tháng 7 âm lịch hàng năm.

“Vu Lan” là danh từ gọi tắt của “Vu Lan Bồn”, tiếng Phạn là Ullambana. “Ullam” dịch là “treo ngược” (đảo huyền), dụ cho cái khổ của người chết như bị treo ngược, cực kỳ thống khổ. Chữ “bồn” tiếng Phạn là “bana”, dịch là “cứu giúp”. Như vậy “Vu Lan Bồn” là giải cứu tội bị treo ngược.

Trong Phật giáo, “Báo hiếu” là sự đền đáp công đức sinh thành dưỡng dục của người con đối với cha mẹ hiện tiền và cha mẹ nhiều đời nhiều kiếp.

Là ngày lễ quan trọng của Phật giáo và của người dân cả nước, ngày Vu Lan trở thành ngày truyền thống báo hiếu. Ngày nay, lễ Vu Lan không còn đơn thuần chỉ có ý nghĩa tôn giáo thiêng liêng mà đã trở thành “lễ hội văn hóa tình người”. Hiếu kính mẹ cha, phụng thờ tổ tiên ông bà, nối kết ân tình nghĩa cảm giữa người còn kẻ mất là truyền thống cao đẹp trong dòng chảy văn hóa tình người của dân tộc. Cũng vào ngày này, có một nghi thức quan trọng gọi là "bông hồng cài áo". Theo đó, những ai còn mẹ sẽ cài bông hồng lên ngực áo, ai mất mẹ cài bông trắng, nhằm nhắc nhở mọi người công lao của đấng sinh thành.

ngay vu lan 2019 la ngay nao

Ngày Vu Lan 2019 là ngày nào?

Lễ Vu Lan chính là ngày rằm tháng 7 hàng năm theo lịch âm. Theo đó, Lễ Vu Lan 2019 rơi vào thứ 5, ngày 15/8 dương lịch (15/7 âm lịch).

Nguồn gốc ngày lễ Vu Lan

ngay vu lan 2019 la ngay nao

Ngày lễ Vu Lan có nguồn gốc từ điển tích Phật giáo được ghi lại trong kinh Vu Lan Bồn.

Xuất phát từ sự tích về Đại Đức Mục Kiền Liên (một trong 2 đại đệ tử của Phật Thích Ca) với lòng đại hiếu đã cứu mẹ của mình ra khỏi kiếp ngạ quỷ. Vu Lan là ngày lễ hằng năm để tưởng nhớ công ơn cha mẹ (và tổ tiên nói chung) - cha mẹ của kiếp này và của các kiếp trước.

Theo kinh Vu Lan thì ngày xưa, Mục Kiền Liên đã tu luyện thành công nhiều phép thần thông. Mẹ ông là bà Thanh Đề đã qua đời, ông tưởng nhớ và muốn biết bây giờ mẹ như thế nào nên dùng mắt phép nhìn khắp trời đất để tìm. Thấy mẹ mình, vì gây nhiều nghiệp ác nên phải sanh làm ngạ quỷ, bị đói khát hành hạ khổ sở, ông đã đem cơm xuống tận cõi quỷ để dâng mẹ. Tuy nhiên do đói ăn lâu ngày nên mẹ của ông khi ăn đã dùng một tay che bát cơm của mình đi không cho các cô hồn khác đến tranh cướp, vì vậy khi thức ăn đưa lên miệng đã hóa thành lửa đỏ.

Vô cùng đau đớn, không biết dùng cách nào để cứu mẹ mình, Ngài liền về hỏi đức Thế Tôn. Đức Phật liền dạy:

“Tội lỗi của mẹ ngươi dù có dùng thần thông phép lạ của hàng thiên thần địa kỳ cũng không cứu được, duy chỉ nhờ thần lực của chúng Tăng sau ba tháng an cư kiết hạ, tin tấn tu hành thanh tịnh, tập trung chú nguyện mới có thể chuyển hóa được nghiệp lực, mẹ ngươi mới thoát được cảnh khổ”.

Đức Phật dạy: “Ngày Vu Lan rằm tháng 7 cũng là ngày Tự Tứ của chư Tăng, ông nên sắm các thứ cúng dường trong ngày Tự Tứ. Ngày đó dù các vị ở trong thiền định hay thọ hạ kinh hành, hay hóa độ nhân gian, cũng tập trung lại để Tự Tứ và cầu nguyện cho mẹ người được thoát khổ”.

Tôn giả thực hành theo lời dạy của Đức Thế Tôn, và chính ngay trong ngày đó mẹ Tôn giả thoát được cảnh khổ ngạ quỷ mà được sanh lên cõi trời. Tôn giả vô cùng hoan hỷ và thỉnh cầu: “Sau này có chúng sanh nào muốn phát tâm hiếu để cầu nguyện cho cha mẹ thoát khổ được vui, họ có được làm như con không?”.

Từ đó trong Phật giáo truyền lại một pháp thức cứu độ cho các bậc tiền nhân quá vãng siêu thoát về cảnh giới an lành, được thực hiện trong ngày Vu Lan - Tự Tứ. Vào những ngày này, dù bạn là ai, ở đâu cũng ước muốn được đến chùa để tham dự lễ Vu Lan - Báo Hiếu, thắp một nén hương lòng cầu nguyện cho cha mẹ hoặc đời này hay nhiều đời được siêu độ, còn người đang hiện hữu nhờ công đức này mà an lành hạnh phúc trong cuộc sống nhân sinh.

Xem thêm:

ngay vu lan 2019 la ngay nao Bông hồng cài áo mùa Vu Lan: Nguồn gốc và ý nghĩa ít ai biết

Hình ảnh bông hồng cài áo luôn gắn liền với mùa Vu Lan tháng 7 âm lịch. "Bông hồng cài áo" có nguồn gốc và ...

ngay vu lan 2019 la ngay nao Tục cúng cô hồn có từ bao giờ? Mâm cúng cô hồn gồm những gì?

Tục cúng cô hồn xuất phát từ truyền thuyết tháng 7 âm lịch là tháng của người âm. Theo đó, các gia đình làm lễ ...

ngay vu lan 2019 la ngay nao Mùng 1 tháng cô hồn, người xưa kiêng kỵ gì?

Người xưa quan niệm tháng 7 âm lịch là tháng của người âm, còn gọi là tháng cô hồn. Vì vậy mùng 1 tháng cô ...

ngay vu lan 2019 la ngay nao 6 loại hoa dùng để cúng ngày lễ Vu lan

Hoa huệ, hoa hồng, hoa ly, hoa lan, hoa cẩm chướng, hoa mẫu đơn là 6 loại hoa được chọn để dâng lễ cúng ngày ...

Hải Vân

Đường dẫn bài viết: https://thoidai.com.vn/ngay-vu-lan-2019-la-ngay-nao-83902.html

In bài viết