100 đặc sản Việt Nam: tổng hợp 3 món "nặng mùi" nhưng đầy hấp dẫn của vùng cao Tây Bắc

06:00 | 10/07/2019

Đến với Việt Nam, bên cạnh những món ăn ngon cùng mùi hương hấp dẫn đầy cuốn hút, có những món ăn với mùi vị... khá khó ngửi. Bởi những nguyên liệu nấu nướng đặc biệt, nhiều món ăn dưới đây rất nặng mùi, thậm chí không phải ai cũng đủ can đảm để thử.

Những món ăn này ẩn chứa đặc trưng vùng miền rất rõ nét, tạo nên sức cuốn hút không ngờ. Thậm chí nhiều người sành ăn còn cho rằng: trong 100 đặc sản Việt Nam nếu bạn chưa ăn những món ăn này thì chưa phải là người biết tận hưởng ẩm thực người An Nam.

Thắng cố

Bắt nguồn từ người dân tộc H'mong vùng núi Hà Giang, đây chính là món ăn phổ biến tại Sapa chiều lòng nhiều du khách đến đây. Thắng cố là món ăn truyền thống được chế biến từ nhiều bộ phận của con ngựa, đúng theo phong cách nấu của người dân vùng cao, món ăn này không hề bỏ đi thứ gì trong con ngựa, đồng nghĩa nấu toàn bộ nội tạng.

100 dac san viet nam tong hop 3 mon nang mui nhung day hap dan cua vung cao tay bac
Say đắm thắng cố Sapa với cách chế biến đặc biệt (du lịch Sapa)

Tuy nhiên ngày nay, để phù hợp khẩu vị du khách, người dân địa phương đã nấu thắng cố theo công thức cách tân, dễ ăn hơn. Thắng cố cách tân được nấu cùng các nguyên liệu cơ quan nội tạng của con ngựa được chế biến sạch sẽ, kèm thêm thịt trâu và bò... Để giảm bớt mùi hôi, món ăn được nấu khá nhiều vị cay nồng của các loại rau địa phương như bắp cải mèo, nước ớt thơm của người Mường Khương...

100 dac san viet nam tong hop 3 mon nang mui nhung day hap dan cua vung cao tay bac
Người dân vùng cao Lào Cai thường nấu một nồi lớn mời nhiều người cùng ăn

Mùi món ăn này khá khó ngửi, nhưng nếu từng được nếm thử một lần, chắc chắn món ăn này sẽ gây ấn tượng mạnh ngay từ miếng đầu tiên, hương vị nồng đậm với cách chế biến đặc trưng người dân vùng cao. Đến với vùng núi Tây bắc, ăn thắng cố được coi là một trải nghiệm tuyệt vời.

Nậm Pịa

Món ăn này được đánh giá khá giống với món thắng cố ở vùng Lào Cai, Hà Giang. Nậm pịa chỉ có ở vùng núi phía Tây. Đây là món ăn của người dân tộc Thái ở Mộc Châu đến Sơn La. Món ăn này được nấu với các nguyên liệu chính là tiết bò, đuôi, dạ dày, cuống tim, ruột non, phân non cũng là thành phần chế biến đặc biệt. Các thành phần nguyên liệu này được nấu chung theo công thức đặc biệt thành dạng sền sệt màu nâu.

100 dac san viet nam tong hop 3 mon nang mui nhung day hap dan cua vung cao tay bac
Nậm Pịa - món ăn đặc biệt của người thái Sơn La (du lịch Việt Nam)

Do trong thành phần có nội tạng, món ăn này được đánh giá là khá khó ngửi, có thể trong top 100 đặc sản Việt Nam đây là món ăn có hương vị "khó nuốt" nhất, món ăn được nhận xét là có chút đắng nhẹ, tuy nhiên sau miếng đầu tiên, bạn sẽ cảm nhận được vị ngọt ngào bên trong vị đắng.

100 dac san viet nam tong hop 3 mon nang mui nhung day hap dan cua vung cao tay bac
Hạt mắc khén - gia vị nổi tiếng của người dân vùng cao Tây Bắc (du lịch Mộc Châu)

Miếng thứ hai, khi mới cắn, vị ngọt của xương và thịt lan tỏa trong khoang miệng, sau đó vị ngọt này dần nhường chỗ cho vị đắng nhẹ nơi cuống lưỡi, khiến cho người ta đã thưởng thức một lần thì khó lòng quên được. Ấn tượng nhất khi ăn món này chắc chắn là mùi thơm của mắc khén - một gia vị nổi tiếng của người dân tộc vùng cao Tây Bắc. Đây chính là nét đặc biệt của Nậm Pịa, sự cuốn hút đến từ sự tinh tế trong cách pha trộn gia vị.

Kính Coong - món thịt thối của đồng bào dân tộc Khơ Mú

Đây là món ăn của người dân tộc Khơ Mú, món ăn này được nhiều người nhận xét là "kinh dị" ngay từ cái tên. Món thịt thối được chế biến bằng phương pháp đặc biệt, cụ thể: thịt bò, lợn sau khi được xẻ thịt ra sẽ được đem phơi nắng.

100 dac san viet nam tong hop 3 mon nang mui nhung day hap dan cua vung cao tay bac
Thịt phơi khô trước khi tẩm ướt ngâm trong chum cùng ít muối (dân trí)

Qua một vài lần phơi, miếng thịt đạt đến đến độ săn lại mới được tiếp tục tẩm ướt với nước của một vài loại rau thơm để ngấm sâu trong từng thớ thịt. Món thịt bắt đầu có mùi gay mũi sau khi được cho vào chum cùng ướp thêm một ít muối.

Do lượng muối tẩm ướp không đủ, nên thịt sẽ bị phân hủy nhẹ. phần thịt khô được phơi trong nắng sẽ không tan ra mà vón thành cục. Sau khi ủ thịt trong khoảng 10 ngày, thịt trong chum mới được mở ra và cho thêm vào một ít thảo dược. Món ăn này được người dân Mường La rất coi trọng, để đưa ra mời khách quý đến chơi nhà hoặc là vào các dịp lễ tết.

100 dac san viet nam tong hop 3 mon nang mui nhung day hap dan cua vung cao tay bac
Món thịt thối trứ danh của đồng bào dân tộc Khơ Mú (dân trí)

Kính theo tiếng Khơ Mú là Canh thập cẩm, trong khi đó Coong là tên gọi chung của hầu hết các loại rau củ quả, gia vị... Theo cách hiểu của ngôn ngữ phổ thông, tên gọi kính coong là canh thịt thối. Thịt thối sẽ được nấu chín cùng cơm nguội, người ta sẽ thêm vào chút ít bột gạo nhằm tạo độ sóng sánh cho món ăn, thêm vào đó một chút rêu suối, món ăn thêm phần hấp dẫn hơn với vị ngọt nhẹ của lá sung ăn kèm.

Ngọc Anh

Đường dẫn bài viết: https://thoidai.com.vn/100-dac-san-viet-nam-tong-hop-3-mon-nang-mui-nhung-day-hap-dan-cua-vung-cao-tay-bac-81947.html

In bài viết