Khoe điểm thi của con trên Facebook - bệnh thành tích của những bố mẹ “đáng thương”

09:49 | 17/06/2019

Kỳ thi vào lớp 10 vừa kết thúc cách đây không lâu, các trường THPT trên cả nước cũng lần lượt công bố điểm thi tuyển sinh vào lớp 10 sau khi hoàn thành công tác chấm thi. Đây cũng là lúc mạng xã hội Facebook ngập tràn những hình ảnh khoe thành tích thi cử của con từ các bậc phụ huynh.
"Nếu con thi không đỗ thì cũng không sao đâu" Quỳ không chết, con hư mới chết! Quá trình "phá huỷ" một đứa trẻ từ những trò đùa vô ý thức của người lớn

Kỳ thi vào lớp 10 vừa kết thúc cách đây không lâu, các trường THPT trên cả nước cũng lần lượt công bố điểm thi tuyển sinh vào lớp 10 sau khi hoàn thành công tác chấm thi. Đây cũng là lúc mạng xã hội Facebook ngập tràn những hình ảnh khoe thành tích thi cử của con từ các bậc phụ huynh.

Nếu những ai còn đang mơ hồ về khái niệm “bệnh thành tích” trong giáo dục thì có thể cảm nhận rất rõ khi lên mạng xã hội vào những ngày này. Đây là thời điểm vừa kết thúc các kỳ thi vào THCS, THPT, các trường cũng lần lượt công bố điểm thi và điểm chuẩn. Cũng là lúc xuất hiện “làn sóng” khoe điểm số thi cử của con. Hóa ra bệnh thành tích không chỉ ở trong nhà trường mà còn ở trong mỗi gia đình, mỗi suy nghĩ của phụ huynh và “bay” lên cả Facebook.

khoe diem thi cua con tren facebook benh thanh tich cua nhung bo me dang thuong
(Ảnh minh họa)

Xét theo khía cạnh tích cực, việc khoe thành tích của con lên mạng xã hội cũng chỉ vì phụ huynh vui quá, mừng quá sau chuỗi chạy đua thi cử đầy mệt mỏi của cả con và gia đình. Nhưng xét sâu xa, hành động khoe thành tích thi cử của con một cách tràn lan như này chỉ chứng minh lối tư duy hạn hẹp của bố mẹ. Căn bệnh thành tích của phụ huynh - coi điểm số là tất cả, học để lấy điểm cao chứ không phải học vì thực sự yêu thích, để tự tạo giá trị cho mình có vẻ như không có giải pháp nào cứu chữa.

Bố mẹ thuộc típ “cuồng” khoe điểm số, phô trương thành tích của con trên mạng thực sự là những bố mẹ đáng thương và đầy tội nghiệp.

Họ đáng thương bởi vì họ không có niềm tin vào con mình. Họ không thể nhìn ra bất cứ ưu điểm nào của con chỉ vì đã mù quáng dựa vào thang điểm số để đánh giá con. Con điểm cao thì đáng tự hào, con điểm thấp, thi trượt là nỗi thất vọng nặng nề, thậm chí còn làm xấu hổ bố mẹ.

Họ cũng đáng thương bởi vì họ chẳng có niềm tin vào chính bản thân họ, rằng họ dù là người sinh ra đứa trẻ nhưng chẳng thể giáo dục, nuôi dưỡng trẻ thành một con người có giá trị. Kết cục là đành phải nhờ cậy hoàn toàn vào nhà trường, vì thế mới có cuộc chạy đua vào trường chuyên, lớp chọn với suy nghĩ “con học lớp bình thường ắt sẽ hư hỏng”. Nhưng những phụ huynh ấy không hề biết rằng, gia đình mới là môi trường giáo dục đầu tiên, tạo nền tảng vững chắc cho trẻ sau này bước vào những môi trường khác.

Họ tội nghiệp vì lầm tin rằng thành tích thi cử cao chót vót là đảm bảo con có một tương lai tươi sáng. Nhưng điểm số thực sự không có ý nghĩa nhiều. Bố mẹ quên mất rằng con có quyền được là chính con, được công nhận, được thừa nhận cả những khiếm khuyết, những lỗi lầm. Con cũng có quyền thi trượt và bị điểm thấp.

Những đứa trẻ có bố mẹ thích khoe thành tích thi cử lên Facebook cũng là những đứa trẻ tội nghiệp. Việc bố mẹ coi điểm số là tất cả vô tình tạo thứ áp lực khủng khiếp lên con trẻ. Trẻ có điểm số cao hình thành suy nghĩ mình không được thất bại, trẻ điểm số thấp hơn tự ti và nghĩ rằng mình là kẻ thua cuộc, không có giá trị gì và không thể nào sánh bằng “con nhà người ta”.

Những đứa trẻ tội nghiệp biết bao khi ngoài chạy đua với thi cử, chúng còn phải cố gắng để làm “đẹp mặt cha mẹ”, hệt như những con rôbốt làm theo mệnh lệnh có sẵn. Thi trường này thi trường kia, phải đạt điểm như này mới có hy vọng vào trường tốt. Dần dần chúng hình thành suy nghĩ học chỉ để đạt điểm cao, để lấy thành tích để làm hài lòng bố mẹ, chứ không phải là để thỏa mãn chính bản thân chúng. Để rồi khi lớn lên, chúng – những đứa trẻ học giỏi vẫn cứ hoang mang vô định không biết mục tiêu và ý nghĩa cuộc đời mình là gì.

Không biết rằng bao giờ bố mẹ mới hiểu quá trình học là quá trình khám phá bản thân, tìm kiếm đam mê, sở thích, cũng là quá trình dài để biết mình yếu ở đâu, mạnh chỗ nào. Từ đó tự mình cảm thấy thỏa mãn, tự hào vì những gì chính bản thân làm được, và cảm thấy cần nỗ lực hơn trước những điểm còn yếu kém. Chứ không phải là cảm giác tự mãn khi điểm cao, và cảm giác như “đồ rác rưởi bỏ đi” khi thi trượt, điểm thấp mà bố mẹ mang lại cho trẻ qua những bài đăng khoe thành tích của con trên Facebook.

Xem thêm:

khoe diem thi cua con tren facebook benh thanh tich cua nhung bo me dang thuong Đam mê trồng chè, ướp sen, chàng cử nhân báo chí rời thành phố về quê khởi nghiệp

Tìm đến với thú vui trồng hoa, trồng chè để giải tỏa tạm thời sự buồn chán trong những tháng ngày thất nghiệp, Hải khi ...

khoe diem thi cua con tren facebook benh thanh tich cua nhung bo me dang thuong Hành trình Thiện Nhân: Từ cậu bé bị bỏ rơi đến nụ cười tỏa nắng sau 13 năm

13 năm kể từ ngày bị bỏ rơi trong vườn hoang với tình trạng một chân phải và bộ phận sinh dục bị mất, Thiện Nhân ...

khoe diem thi cua con tren facebook benh thanh tich cua nhung bo me dang thuong Mong bố mẹ có tuổi già thanh bình, chàng trai trẻ biến sân thượng nhỏ thành vườn hồng đẹp như mơ

Anh Hưng tự tay thiết kế sân thượng thành khu vườn trồng đủ loại hồng ngoại. Ước mong bố mẹ được hưởng tuổi già vui ...

Hải Thanh

Đường dẫn bài viết: https://thoidai.com.vn/khoe-diem-thi-cua-con-tren-facebook-benh-thanh-tich-cua-nhung-bo-me-dang-thuong-80149.html

In bài viết