Thừa Thiên-Huế triển khai chương trình mỗi xã một sản phẩm

16:28 | 16/01/2019

TĐO-Mục đích của Chương trình là nhằm góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn, thực hiện hiệu quả mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên-Huế.

UBND tỉnh Thừa Thiên-Huế vừa ban hành Quyết định số 100/QĐ-UBND kèm theo kế hoạch về triển khai Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP) giai đoạn 2019 - 2020 trên địa bàn toàn tỉnh.

Theo đó, mục tiêu đề ra là phát triển các hình thức tổ chức sản xuất, kinh doanh (ưu tiên phát triển HTX, doanh nghiệp nhỏ và vừa-PV) để sản xuất các sản phẩm truyền thống, dịch vụ có lợi thế đạt tiêu chuẩn, có khả năng cạnh tranh trên thị trường trong nước và quốc tế; nhằm góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn và thực hiện có kết quả Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới trên địa bàn tỉnh.

thua thien hue trien khai chuong trinh moi xa mot san pham

thua thien hue trien khai chuong trinh moi xa mot san pham

thua thien hue trien khai chuong trinh moi xa mot san pham

Những cánh đồng lúa, sản phẩm bánh dinh dưỡng từ gạo lứt và mứt gừng được Công ty TNHH MTV Hữu cơ Huế Việt trồng tại huyện Phong Điền và thị xã Hương Trà, tỉnh Thừa Thiên-Huế.

Về phát triển sản phẩm, phấn đấu ít nhất 20 sản phẩm tiềm năng, có lợi thế của địa phương được hoàn thiện, nâng cấp, tiêu chuẩn hóa (tập trung vào đa dạng hóa, chế biến sâu các sản phẩm theo chuỗi giá trị).

Trong đó, mỗi huyện lựa chọn ít nhất 1 đến 2 sản phẩm lợi thế nhất để tập trung phát triển; lựa chọn 2 sản phẩm có lợi thế nhất của tỉnh để phấn đấu đạt tiêu chí sản phẩm OCOP tỉnh Thừa Thiên-Huế (4 đến 5 sao).

Ngoài ra, 100% sản phẩm được nâng cấp, tiêu chuẩn hóa tham gia Chu trình OCOP và tham gia đánh giá, xếp hạng sản phẩm tại cấp huyện, tỉnh; đồng thời, phấn đấu có ít nhất 10 tổ chức kinh tế (doanh nghiệp, HTX) tham gia Chương trình OCOP.

Theo đó, sản phẩm hàng hoá và sản phẩm dịch vụ tham gia Chương trình OCOP phải có nguồn gốc từ địa phương hoặc được thuần hóa; đặc biệt là đặc sản của từng địa phương trên cơ sở khai thác lợi thế so sánh về điều kiện lịch sử, sinh thái, nguồn gen, tri thức và công nghệ của địa phương. Sản phẩm bao gồm 6 nhóm gồm: thực phẩm; đồ uống; thảo dược; vải và may mặc; lưu niệm, nội thất, trang trí và dịch vụ du lịch nông thôn, bán hàng.

thua thien hue trien khai chuong trinh moi xa mot san pham

Ngũ cốc mầm được Công ty TNHH MTV Hữu cơ Huế Việt trồng tại vùng nguyên liệu ở huyện Phong Điền và hiện nay là một trong những sản phẩm được người dân Huế và các tỉnh thành khác trên cả nước quan tâm ủng hộ sản phẩm sạch này.

Tổng nguồn vốn dự kiến thực hiện Chương trình OCOP giai đoạn 2019-2020 là 11.420 triệu đồng, chủ yếu là nguồn xã hội hóa (vốn doanh nghiệp, HTX, hộ sản xuất tự huy động, vốn vay từ các tổ chức tín dụng, quỹ hỗ trợ phát triển HTX, nguồn hỗ trợ của các tổ chức chính phủ, phi chính phủ và các nguồn tài trợ khác).

Nguồn vốn ngân sách địa phương sẽ hỗ trợ thông tin tuyên truyền về chương trình và hoạt động thương mại điện tử một số sản phẩm tham gia chương trình; hỗ trợ xúc tiến thương mại, tham gia trưng bày giới thiệu quảng bá sản phẩm; hỗ trợ tiêu chuẩn hóa và phát triển sản phẩm OCOP (Ứng dụng máy móc thiết bị tiên tiến vào sản xuất; Đầu tư cơ giới hóa vào nông nghiệp; Hỗ trợ tạo lập, đăng ký bảo hộ sở hữu trí tuệ cho sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, nhãn hiệu; Ứng dụng công nghệ thông tin; Phát triển sản xuất liên kết theo chuỗi giá trị; …).

Phi Hoàng

Đường dẫn bài viết: https://thoidai.com.vn/thua-thien-hue-trien-khai-chuong-trinh-moi-xa-mot-san-pham-68886.html

In bài viết