ĐBSCL: Bảo vệ tài nguyên nước cần thay đổi từ nhận thức

20:03 | 04/10/2018

TĐO-Ngày 4/10, tại Cần Thơ, Ban điều phối viện trợ Nhân dân PACCOM, Liên hiệp các tổ chức nghị Việt Nam tổ chức “Hội thảo Thúc đẩy các sáng kiến quản lý tài nguyên nước tại Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL)”.

Hội thảo có sự tham dự của Đại diện các tổ chức quốc tế, ổ chức phi chính phủ; Lãnh đạo Liên hiệp hữu nghị,đại diện Mặt trận tổ quốc, Sở Tài nguyên và Môi trường (TN&MT) các tỉnh, thành trong khu vực ĐBSCL.

Cần có đầu mốiđiều phối bảo vệ tài nguyên nước

Nói về thực trạng công tác quản lý tài nguyên nước, ông Huỳnh Văn Thái - Trưởng phòng Quản lý tài nguyên nước và Biến đổi khí hậu, Sở TN&MT tỉnh An Giang thông tin,thời gian qua, để sử dụng hiệu quả bền vững tài nguyên nước tỉnh An Giang đã triển khai hầu hết các giải pháp đồng bộ và nỗ lực trong việc kiện toàn, thể chế chính sách trong lĩnh vực tài nguyên nước.

dbscl bao ve tai nguyen nuoc can thay doi tu nhan thuc

Ông Nguyễn Ngọc Hùng, Phó Trưởng Ban điều phối viện trợ nhân dân PACCOM phát biểu tại hội thảo.

Đồng thời, đẩy mạnh hợp tác với các tỉnh giáp ranh trong khu vực để khai thác và chia sẻ hợp lý nguồn nước (hợp tác với Kiên Giang và đang mở rộng với Cần Thơ và Hậu Giang), tăng cường quản lý, bảo vệ hiệu quả tài nguyên nước gồm nước mặt, nước dưới đất; củng cố và bổ sung mạng lưới cấp nước sinh hoạt tập trung, nước cho sản xuất nông nghiệp để tránh tình trạng khai thác sử dụng tràn lan, quản lý tôn tạo các công đập trong hệ thống thủy lợi để khai thác sử dụng nước mặt có hiệu quả.

Bên cạnh đó, tổ chức các mô hình cho cộng đồng tham gia quản lý tài nguyên nước bằng nhiều hình thức như: mô hình cấp nước sinh hoạt và tưới tiêu đồng ruộng… đế người dân ý thức được tài nguyên nước là tài sản chung của cộng đồng.

Còn, ông Lương Hồng Tân - Phó trưởng phòng Khoáng sản, tài nguyên nước, Sở TN&MT TP. Cần Thơ cho biết, các báo cáo khoa học cho rằng thành phố có độ lún tự nhiên từ 1-2cm/năm, còn có nơi các biệt từ 4-5cm/năm; mực nước ngầm của thành phố đang hạ thấp, ở những nơi khai thác hiện nay bình quân từ 10-13m tínhtừ mặt đất nhưng chỉ là thông tin đưa ra từ các hội thảo khoa học.

dbscl bao ve tai nguyen nuoc can thay doi tu nhan thuc

Quang cảnh hội thảo Thúc đẩy các sáng kiến quản lý tài nguyên nước tại Đồng bằng sông Cửu Long.

Việc cấp phép khai thác nước ngầm được quản lý chặt, thành phố cấp 450 giấy phép, tập trung cho việc cấp nước và một số hoạt động dịch vụ; không cấp mới giấy phép khai thác nước ở những có nguồn nước máy. Để quản lý, bảo vệ tốt nguồn tài nguyên nước ông Tân kiến nghị, cần có một tổ chức bảo vệ tài nguyên nước của ĐBSCL để làm đơn vị làm đầu mối điều phối thống nhất chung, quy hoạch bảo vệ tài nguyên nước.

Ô nhiễm nước cần quan tâm hàng đầu

Đó là thông tin được thạc sĩ Kỷ Quang Vinh, nguyên Chánh Văn phòng Công tác biến đổi khí hậu Cần Thơ nhấn mạnh tại Hội thảo. Theo thạc sĩ Vinh cần có nhận thức đầy đủ ô nhiễm nguồn nước không chỉ do công nghiệp mà còn do ô nhiễm từ nông nghiệp và từ sinh hoạt. Nông nghiệp có nhiều “vấn đề” gây ô nhiễmnhưng chủ yếu là ảnh hưởng từ nông trồng thủy sản. Ông Vinh lưu ý, cần bắt đầu tính toán từ khả năng chịu tải của nguồn nước trong việc cấp phép xả thải, khai thác.

Đồng quan điểm, Tiến sĩ Dương Văn Ni – Trường Đại học Cần Thơ cho rằng, ĐBSCL có lịch sử hình thành gắn liền với tài nguyên nước. Theo tiến sĩ Ni,việc bảo vệ nguồn nước cần tác động từ vào ý thức mỗi người dân, thông qua việc đẩy mạnh truyền thông nâng cao ý thức bảo vệ môi trường, thực hiện các biện pháp sử dụng nước tiết kiệm, hiệu quả, chống lãng phí nguồn nước.

dbscl bao ve tai nguyen nuoc can thay doi tu nhan thuc

Tiến sĩ Dương Văn Ni thuyến trình về vấn đề tài nguyên nước đối với khu vực Đồng bằng sông Cửu Long.

Tại hội thảo các đại biểu đã thảo luận sôi nổi về rào cản và những giải pháp nhằm thúc đẩy thực thi chính sách bảo vệ tài nguyên nước; cũng như những sán kiến thức đẩy sự tham gia của các tổ chức xã hội trong quản lý tài nguyên nước... Trước những thách thức mà tài nguyên nước ĐBSCL đang đối mặt. Từ việc các nước thượng nguồn đã xây dựng nhiều thủy điện, tác động mạnh đến sản xuất nông nghiệp cũng như sự đa dạng sinh học của vùng. Hơn nữa, tình trạng ô nhiễm nguồn nước do phát triển công nghiệp, cộng với tác động của biến đổi khí hậu,tăng trưởng kinh tế-xã hội dẫn đến nhu cầu nước tăng tạo nên thách thức trong quản lý tài nguyên nước.

Phát biểu kết luận tại hội thảo, ông Nguyễn Ngọc Hùng, Phó Trưởng Ban điều phối viện trợ nhân dân PACCOM nhận định, tài nguyên nước tại ĐBSCL đang chịu tác động từ con người thông qua việc sản xuất công nghiệp và từ việc sản xuất nông nghiệp. Để đảm bảo sự phát triển bền vững khu vực thì không phải chỉ là nỗ lực của Nhà nước mà còn là nỗ lực của các cấp, của người dân trong việc bảo vệ nguồn nước. Qua đó, ông Hùng ghi nhận những sáng kiến mà các đại biểu đóng góp, trong việc đẩy mạnh công tác truyền thông nâng cao ý thức, trách nhiệm; nhất là trong việc chấp hành pháp luật trong việc bảo vệ tài nguyên nước, phòng, chống ô nhiễm, suy thoái, chống lãng phí nguồn nước...

Thành Thật

Đường dẫn bài viết: https://thoidai.com.vn/dbscl-bao-ve-tai-nguyen-nuoc-can-thay-doi-tu-nhan-thuc-62618.html

In bài viết