Chỉ 5 tháng đầu 2018, đơn đặt hàng xuất khẩu của Việt Nam tăng kỷ lục

18:51 | 02/06/2018

Nikkei công bố báo cáo về chỉ số nhà quản trị mua hàng PMI, cho thấy các điều kiện kinh doanh sản xuất của Việt Nam tiếp tục được cải thiện mạnh mẽ.

Theo báo cáo công bố ngày 1/6, dữ liệu được Nikkei thu thập từ ngày 11 - 22/5 với chỉ số PMI tháng 5 đã tăng thêm 1,2 điểm, lên 53,9 điểm. Số lượng đơn đặt hàng mới đã tăng mạnh so với tháng 4 nhờ vào số lượng đơn đặt hàng xuất khẩu tăng kỷ lục. Tốc độ tăng được coi là mạnh và nhanh nhất trong 14 tháng qua. Điều này cũng khá tương ứng với số liệu xuất nhập khẩu hàng hóa tháng 5. Đơn cử như lĩnh vực xuất khẩu nông sản, lâm, thủy sản.

Thu tỷ USD từ xuất khẩu điều Theo số liệu của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, kim ngạch xuất khẩu nông, lâm, thủy sản tháng 5 ước đạt 3,2 tỉ USD, đưa tổng giá trị xuất khẩu 5 tháng đầu năm 2018 đạt 15,6 tỉ USD, tăng 9,9% so với cùng kỳ năm 2017.

chi 5 thang dau 2018 don dat hang xuat khau cua viet nam tang ky luc

Đơn đặt các mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam tăng kỷ lục. Ảnh: VOV

Trong đó, giá trị xuất khẩu các mặt hàng nông sản chính ước đạt 8,25 tỉ USD, tăng 9,6%; giá trị xuất khẩu thủy sản ước đạt 3,12 tỉ USD, tăng 9,7%; giá trị xuất khẩu các mặt hàng lâm sản chính ước đạt 3,4 tỉ USD, tăng 8,7% so với cùng kỳ năm 2017.

Bên cạnh đó, mức độ lạc quan trong kinh doanh đã tăng lên trong tháng 5. Hơn 52% số người trả lời khảo sát dự kiến sản lượng tăng trong năm tới và mức độ lạc quan có được chủ yếu do số lượng đơn đặt hàng mới được dự đoán tiếp tục tăng.

Theo Nikkei, giá cả đầu ra cũng đã tăng nhẹ trong tháng, giúp doanh nghiệp đảm bảo doanh thu bán hàng, bất kể chi phí đầu vào đã tăng mạnh hơn. Việc làm được cải thiện, tăng mạnh nhất kể từ tháng 1. Thời gian giao hàng của nhà cung cấp tiếp tục bị kéo dài nhẹ trong tháng 5 do tình trạng khan hiếm nguyên vật liệu.

TS Bùi Quang Tín (Trường Đại học Ngân hàng TP.HCM) cho hay chỉ số này có hướng tăng rõ nét từ đầu năm 2018 và đang trở lại thời kỳ tăng mạnh như đầu năm 2017. Có nhiều yếu tố tác động như đơn đặt hàng mới nhiều, đặc biệt là từ nước ngoài, giá cả cạnh tranh so với các nước và trong nước dù rằng sự cạnh tranh khá khốc liệt. Để tạo ra cầu về hàng hóa dịch vụ tốt, các nhà sản xuất chấp nhận giảm biên lợi nhuận, sử dụng tối đa hiệu suất lao động.

Theo ông Tín, dự báo PMI sẽ tiếp tục tăng trong những tháng tới dựa trên các yếu tố như đà tăng của 5 tháng đầu năm vẫn tiếp tục, các chính sách của nhà nước đang hoàn thiện về cơ chế pháp lý giúp giảm thủ tục hành chính, tăng tính linh hoạt trong kinh doanh, nhiều chính sách hỗ trợ...

Cùng với mức tăng nhanh hơn của sản lượng và số lượng đơn đặt hàng mới, mức độ lạc quan trong kinh doanh tăng lên trong tháng 5. Hơn 52% số người trả lời khảo sát dự kiến sản lượng tăng trong năm tới, và mức độ lạc quan có được chủ yếu do số lượng đơn đặt hàng mới được dự đoán tiếp tục tăng.

Bình luận về dữ liệu khảo sát PMI ngành sản xuất Việt Nam, Andrew Harker, Phó Giám đốc tại HIS Markit, công ty thu thập kết quả khảo sát, nói: “Số lượng đơn đặt hàng xuất khẩu mới tăng ở mức kỷ lục là điểm nhấn chính của kết quả chỉ số PMI lĩnh vực sản xuất Việt Nam của Nikkei mới nhất, từ đó giúp thúc đẩy tăng trưởng. Giá cả đầu ra tiếp tục tăng chậm lại khi các công ty thường muốn giảm giá bán để bảo đảm doanh số bán hàng hơn là chuyển gánh nặng chi phí đầu vào tăng sang cho khách hàng.”

V.H (t/h)

Đường dẫn bài viết: https://thoidai.com.vn/chi-5-thang-dau-2018-don-dat-hang-xuat-khau-cua-viet-nam-tang-ky-luc-62057.html

In bài viết