Khai giảng ở các nước trên thế giới có gì đặc biệt?

08:00 | 31/08/2017

TĐO - Lễ khai giảng không quá 10 phút, hiệu trưởng chỉ nhắn nhủ 3 điều trong ngày đầu đi học... là những điều đặc trưng trong buổi khai giảng ở các nước trên thế giới.

Úc

khai giang o cac nuoc tren the gioi co gi dac biet

Ở Úc, ngày đầu tiên của năm học mới là 27/1 tuy nhiên bắt đầu từ tháng 9 năm trước, những gia đình có con chuẩn bị vào lớp 1 đã phải điền vào đơn xin đăng ký học cho con, điều này nhằm thuận tiện cho việc sắp xếp lớp học. Đến ngày khai giảng, học sinh sẽ được giáo viên chủ nhiệm hướng dẫn tập trung dưới sân trường, Ban giám hiệu nhà trường sẽ nói chuyện, chúc mừng và chào đón những học sinh mới.

Điều đặc biệt trong lễ khai giảng tại các trường ở đây là không có văn nghệ, cũng không có những lời phát biểu rườm rà, cũng không có đánh trống khai giảng năm học mới như ở Việt Nam, buổi lễ diễn ra vẻn vẹn chưa đầy 10 phút và học sinh thì vô cùng thích thú.

Ba Lan

khai giang o cac nuoc tren the gioi co gi dac biet

Ở Ba Lan các trường tổ chức lễ khai giảng khá đơn giản, lễ bế giảng quy mô hơn (tổ chức theo khối với từng khung giờ khác nhau). Lễ chính thức được tổ chức vào ngày 1/9, và được diễn ra ngay tại lớp học, giáo viên thăm hỏi 1 lượt rồi phổ biến một số việc cần thiết... Đây cũng là cơ hội cho phụ huynh gặp gỡ giáo viên chủ nhiệm, đặc biệt tất cả đều bắt tay, ôm hôn tình cảm, thăm hỏi như những người thân.

Nga

khai giang o cac nuoc tren the gioi co gi dac biet

Ngày 1/9 được chọn là ngày khai giảng ở các trường học tại Nga. Học sinh ăn mặc đẹp, mang hoa tới trường để tặng giáo viên. Ngoài những nghi lễ khai giảng còn có các chương trình múa rối, nghệ thuật giải trí... Đặc biệt, thay vì tiếng trống khai trường thì trường học Nga lại kết thúc bằng tiếng chuông đầu tiên báo hiệu năm học mới bắt đầu.

Nhật Bản

khai giang o cac nuoc tren the gioi co gi dac biet

Buổi lễ khai giảng đơn giản, trang trọng ở Nhật Bản thường chỉ tổ chức dành cho học sinh đầu cấp và diễn ra vào đầu tháng 4 hàng năm. Theo đó, buổi lễ chỉ diễn ra trong vòng 30 phút với bài phát biểu ngắn gọn, và chỉ có thầy hiệu trưởng nhắn nhủ tới học sinh 3 điều giản dị nhưng vô cùng ý nghĩa đó là: Chú ý sự an toàn giao thông cho cá nhân. Bởi vì ở Nhật các học sinh đều tự đi bộ đến trường; Luôn giữ sự lễ phép và tôn trọng với dân cư xung quanh trường; Biết đặt ra mục tiêu của năm học và ước mơ cho cá nhân mình.

Trong buổi lễ còn có sự tham gia của phụ huynh học sinh, cha mẹ và thậm chí cả ông bà. Khi lễ bắt đầu sẽ có quốc ca, tuy nhiên không kéo cờ và chào cờ.

Mỹ

khai giang o cac nuoc tren the gioi co gi dac biet

Ở Mỹ, ngày bắt đầu đi học chính thức là 9/9, với từng trường có thể xê dịch 1 vài ngày cho phù hợp. Vào ngày này, học sinh đến nhận lớp, làm quen với bạn bè mới, giới thiệu về bản thân mình. Lễ khai giảng ở Mỹ khá thoải mái, không đặt nặng tính nghi lễ như các nước khác.

Nhà trường sẽ thông báo ngày chính thức tổ chức bắt đầu năm học mới, tất cả học sinh và thầy cô tập trung lại cùng nhau rồi vui chơi giải trí và làm một vài buổi lễ tuyên thệ để tăng tính quyết tâm trong lòng học sinh.

Thổ Nhĩ Kỳ

khai giang o cac nuoc tren the gioi co gi dac biet

Ngày khai giảng năm học mới ở Thổ Nhĩ Kỳ được ấn định vào ngày thứ 2 giữa tháng 9. Trong ngày lễ này học sinh sẽ mang đồng phục mới mà tặng hoa các thầy cô mình. Có lẽ bất kỳ học sinh Thổ Nhĩ Kỳ cũng đều thích thú với ngày khởi động năm học mới này bởi sẽ không có bất cứ bài tập nào cả.

Ả Rập Xê Út

khai giang o cac nuoc tren the gioi co gi dac biet

Bắt đầu vào cuối tháng 8, lễ khai giảng kéo dài suốt 3 ngày là cơ hội để học sinh ở Ả Rập gặp gỡ và kết bạn với nhau. Thời gian này, học sinh sẽ không phải học mà được tham gia các hoạt động ngoại khóa bên ngoài, bên cạnh đó, còn được giáo viên mang bánh và hoa cho.

An Nhi

Đường dẫn bài viết: https://thoidai.com.vn/khai-giang-o-cac-nuoc-tren-the-gioi-co-gi-dac-biet-59163.html

In bài viết