Kiểm soát giấc ngủ ở tuổi tiền mãn kinh

06:00 | 08/08/2015

Thống kê cho thấy, khoảng 70% “nạn nhân” của tình trạng mất ngủ là phụ nữ bước vào giai đoạn tiền mãn kinh.

Giấc ngủ ngon “ngày càng xa tầm tay với” ở phụ nữ giai đoạn này phần lớn do sự rối loạn của bộ hormone nữ.

Phái đẹp điêu đứng vì mất ngủ

Kết quả nghiên cứu tại ĐH Y Case Western Reserve (Ohio, Mỹ) cho thấy, phụ nữ khó dỗ giấc ngủ hoặc thức dậy trong đêm tăng 48% nguy cơ mắc bệnh tim mạch, tiểu đường, ung thư. Mất ngủ gây thèm ăn và hậu quả gần 50% người ngủ kém bị béo phì. Người ta còn nhận thấy, sau một tuần, nhóm thiếu ngủ gia tăng 45% nếp nhăn ở mặt, tàn nhanh tăng 13% và 11% bị đốm nâu. Ngoài ra, các tổn thương bên ngoài da như cháy nắng cũng sẽ hồi phục chậm hơn.

TS BS Huỳnh Thị Thuy Thủy, Nguyên Phó Giám đốc BV Từ Dũ.

Mất ngủ triền miên làm “xói mòn” người phụ nữ. Hậu quả ban ngày thường thấy của chứng mất ngủ bao gồm: luôn có cảm giác buồn ngủ, thiếu năng lượng, nhận thức kém, rối loạn chức năng tâm thần vận động và giảm sự tỉnh táo, tự tin. Các sinh hoạt hàng ngày bị ảnh hưởng nghiêm trọng, thậm chí ngay cả công việc nội trợ tưởng chừng như quen thuộc cũng có lúc “canh mặn cơm khê”.

Mỗi giờ mất ngủ, mức độ căng thẳng tâm lý tăng 5%, nặng hơn là mệt mỏi, chán nản, tâm trạng bất ổn, thường xuyên nóng giận hay trầm cảm, giảm 60% khả năng giải quyết vấn đề. Cùng lúc đó, về mặt sinh lý, âm đạo khô teo gây đau rát, khiến người phụ nữ giảm ham muốn, khó đạt được khoái cảm.

Cảnh báo bộ hormone nữ sớm suy yếu

Quỹ Giấc ngủ Quốc gia Mỹ (NSF) cảnh báo, mất ngủ khiến những tổn thương về mặt sức khỏe, tâm sinh lý ở phụ nữ nặng nề hơn đàn ông.

Mất ngủ ở giai đoạn tiền mãn kinh - mãn kinh, thông thường vào tuổi 45 - 53, vì bộ hormone nữ bao gồm progesterone, estrogen, testosterone… rối loạn. Sự trồi sụt thất thường này là do hoạt động của hệ trục não bộ - tuyến yên - buồng trứng dần suy yếu theo thời gian. Mất ngủ là một trong những dấu hiệu cảnh báo sự rối loạn của bộ hormone nữ.

Nhưng thực tế, các tác nhân như stress, dinh dưỡng không đúng cách, áp lực chăm sóc gia đình, bản tính chịu đựng… đã khiến sự rối loạn này diễn ra sớm hơn. Không ít phụ nữ than phiền các dấu hiệu của rối loạn tiền mãn kinh - mãn kinh như vã mồ hôi, cáu gắt, giảm ham muốn tình dục, nhất là mất ngủ… ngay từ giữa những năm 30 tuổi.

“Bồi bổ” hệ trục cho giấc ngủ ngọt ngào

Theo các chuyên gia về giấc ngủ, để kiểm soát tình trạng mất ngủ, không thể lạm dụng vào các loại “thuốc ngủ” vì dễ gây nghiện và phụ thuộc thuốc, làm cơ thể mất đi cơ chế kiểm soát giấc ngủ tự nhiên, lâu ngày quên khả năng tự điều chỉnh giấc ngủ, khiến tình trạng thêm trầm trọng.

Dưỡng chất sinh học quý từ Lepidium Meyenii có trong Sâm Angela giúp phụ nữ khỏe mạnh, ngủ ngon, đời sống sinh lý sung mãn.

Ngoài ra, mất ngủ ở độ tuổi tiền mãn kinh chỉ là một trong những hệ lụy của tình trạng rối loạn bộ hormone nữ, do đó nếu chỉ điều trị đơn lẻ tình trạng này sẽ không giải quyết được từ gốc vấn đề.

Để tìm lại giấc ngủ ngon, chị em phụ nữ cần kết hợp chế độ dinh dưỡng đa dạng, hạn chế chất béo, tinh bột, giảm lượng đường, muối, không sử dụng các chất kích thích (rượu, thuốc lá…) và tập thể dục, vận động vừa sức, đều đặn như đi bộ, bơi lội…

Đặc biệt để kiểm soát giấc ngủ do hệ trục não bộ - tuyến yên - buồng trứng suy yếu, phụ nữ cần có một giải pháp bền vững và an toàn. Các nhà khoa học Mỹ đã phát hiện ra Lepidium Meyenii, một loại thảo dược quý sinh trưởng ở độ cao hơn 4.000 mét trên dãy núi Andes (Nam Mỹ) giúp phụ nữ chăm sóc tốt hệ trục.

Các tinh chất quý trong Lepidium Meyenii được chứng minh có khả năng đặc hiệu giúp nuôi dưỡng và duy trì hoạt động của hệ trục não bộ - tuyến yên - buồng trứng, ổn định bộ hormone nữ. Nhờ đó, người phụ nữ ngủ ngon hơn, giảm được các tác động căng thẳng lên toàn bộ cơ quan nội tạng, tăng ham muốn tình dục, duy trì sức khỏe tổng thể cũng như giữ gìn sắc vóc, làn da.

Theo Công an TP.HCM

Đường dẫn bài viết: https://thoidai.com.vn/kiem-soat-giac-ngu-o-tuoi-tien-man-kinh-56011.html

In bài viết