Ông Nguyễn Ngọc Thiện và Đại sứ CHLB Đức dự bàn giao dự án bảo tồn Điện Phụng Tiên Đại nội Huế

19:56 | 07/01/2019

TĐO-Thành công của dự án này đã góp phần tôn tạo cảnh quan và không gian di sản hoàn chỉnh trong quần thể Di tích Cố đô Huế. Và đây tạo một điểm nhấn thu hút du khách tham quan, trải nghiệm, đồng thời dự án còn đào tạo một đội ngũ kế cận về bảo tồn và phục hồi di tích di sản văn hóa Huế.

Ngày 7/1, Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế và Hiệp hội Bảo tồn Di sản Văn hóa Phi lợi nhuận, Fulda thuộc Cộng hòa Liên bang Đức phối hợp tổ chức Lễ bàn giao dự án bảo tồn Cổng, Bình phong, Non bộ và kết hợp với đào tạo kỹ thuật chuyên sâu về tu bổ di tích Đại nội Huế.

ong nguyen ngoc thien va dai su chlb duc du ban giao du an bao ton dien phung tien dai noi hue

Ông Nguyễn Ngọc Thiện và ông Nguyễn Dung tặng hoa và quà cho Ngài Christian Berger Andrea Teufel.

Đến tham dự lễ gồm có ông Nguyễn Ngọc Thiện, Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch; ông Christian Berger, Đại sứ Cộng hòa Liên bang Đức tại Việt Nam và ông Nguyễn Dung, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Thừa Thiên- Huế cùng với lãnh đạo Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế và các phòng ban liên quan tỉnh.

Được biết, trải qua hơn 180 năm Điện Phụng Tiên đã được tu bổ nhiều lần nhưng do ảnh hưởng chiến tranh nên điện đã bị hủy hoại hoàn toàn, chỉ còn lại hệ thống tường thành, cổng chính, bình phong, non bộ …và có nguy cơ sụp đổ.

Theo đó, Điện Phục Tiên là một trong 5 miếu, điện quan trọng của triều Nguyễn, được xây dựng vào năm Minh Mạng thứ 10 (1829), là nơi thờ tự của các Vua và Hoàng hậu của triều Nguyễn (từ vua Gia Long đến vua Khải Định-PV). Qua đó, dự án được thực hiện nhằm bảo tồn bền vững một công trình mang nhiều giá trị độc đáo về lịch sử, văn hóa, kiến trúc và nghệ thuật trong Quần thể di tích Huế. Và dự án có tổng nguồn vốn thực hiện gần 4,3 tỷ đồng, trong đó Bộ Ngoại giao CHLB Đức tài trợ 3,4 tỷ đồng cùng với nguồn vốn đối ứng của tỉnh Thừa Thiên- Huế.

Ông Christian Berger cho biết: Ông cảm thấy rất hài lòng về thành công của dự án. Mục tiêu quan trọng của dự án là phát triển và áp dụng phương pháp mới để bảo tồn và phục hồi chân xác, thông qua việc sử dụng kỹ thuật nguyên bản trong xây dựng vữa màu và vẽ Fresco. Cùng với bảo tồn, phục hồi một số công trình, dự án còn kết hợp với đào tạo kỹ thuật chuyên sâu cho đội ngũ của Trung tâm bảo tồn di tích cố đô Huế, đây là cơ sở để Đại sứ kiến nghị Bộ Ngoại giao CHLB Đức tiếp tục tài trợ cho Cố đô Huế những dự án tiếp theo.

ong nguyen ngoc thien va dai su chlb duc du ban giao du an bao ton dien phung tien dai noi hue

Ngài Đại sứ và Bộ trưởng Nguyễn Ngọc Thiện tặng hoa và giấy chứng nhận cho các học viên được đào tạo thông qua dự án.

Theo đó, dự án được triển khai từ ngày 29/9/2017 đến ngày 31/12/2018 với 2 giai đoạn. Giai đoạn 1 kể từ ngày 29/9/2017 đến 29/10/2018 và giai đoạn 2 từ ngày 1/11 đến 31/12/2018. Các hoạt động của dự án bao gồm như: Bảo tồn, phục hồi Cổng, Bình phong và Non bộ được thực hiện bằng kỹ thuật vẽ màu trên nền vữa vôi còn ẩm ướt và các kỹ thuật truyền thống đã được sử dụng trong các công trình, kiến trúc triều Nguyễn, nhưng phải đảm bảo tính nguyên gốc và sử dụng các phương pháp chống thấm an toàn.

Đáng chú ý, thông qua hoạt động của dự án này cũng đã đào tạo kỹ thuật chuyên sâu cho 7 học viên của đơn vị tu bổ di tích tại Huế.

Phi Hoàng

Đường dẫn bài viết: https://thoidai.com.vn/ong-nguyen-ngoc-thien-va-dai-su-chlb-duc-du-ban-giao-du-an-bao-ton-dien-phung-tien-dai-noi-hue-53107.html

In bài viết