Lễ cúng cơm mới đặc sắc của người Thái ở Điện Biên

14:55 | 29/11/2018

TĐO-Lễ cúng cơm mới của người Thái ở tỉnh Điện Biên được tổ chức một lần/năm vào tháng 8 âm lịch. Đây là lễ có tính chất gia đình nhưng lại là một lễ hội thực sự vì nó được tổ chức phổ biến khắp vùng có người Thái sinh sống.

Người Thái ở Điện Biên được chia làm 2 nhành là: Thái đen và Thái trắng. Lễ cúng cơm mới của người Thái được tổ chức khi những hạt thóc đầu mùa đang chín và chuẩn bị đến ngày thu hoạch.

Theo quan niệm của người Thái trong quá sản xuất nông nghiệp luôn có sự che chở của ông bà, tổ tiên giúp cho họ có được mùa màng bội thu. Vì vậy, khi con cháu thụ hưởng những nông sản đó thì không được quên ơn những người đã giúp cho họ có được kết quả như ngày hôm nay.

le cung com moi dac sac cua nguoi thai o dien bien

Thành viên trong gia đình đi chọn những bông lúa chín ngon đầu mùa về làm đồ lễ.

Để chuẩn bị cho “Lễ cúng cơm mới” ngoài việc chuẩn bị các đồ lễ từ sản phẩm nông nghiệp như: Xôi, cốm, bánh được làm từ những hạt thóc đầu mùa người Thái còn chuẩn bị các đồ lễ khác. Theo quan niệm của người Thái gia chủ chuẩn bị được nhiều đồ cúng thể hiện sự no ấm, sung túc và giàu có. “Lễ cúng cơm mới” diễn ra trong một ngày. Sau khi chủ nhà đã chuẩn bị các loại lễ vật xong gia chủ bắt đầu tiến hành làm lễ cúng.

le cung com moi dac sac cua nguoi thai o dien bien

Chị em phụ nữ chuẩn bị làm những đồ lễ dâng cúng

Đối với đồng bào dân tộc Thái trước khi bước vào mùa thu hoạch và tổ chức lễ cơm mới là dịp để họ gặp gỡ, giao lưu trao đổi công việc thể hiện tình cảm gắn bó cộng đồng sau một năm làm việc vất vả. Tuy theo điều kiện của gia chủ mà ngày làm lễ cơm mới sẽ mời ít hay nhiều anh họ hàng đến vui cùng gia đình.

le cung com moi dac sac cua nguoi thai o dien bien

Rất nhiều các loại xôi có màu sắc nhau được lựa chọn để làm đồ dâng cúng

Tuy nhiên, đối với dân tộc Thái không thể không mời những gia đình có chung bờ rào, đó là các gia đình ở bốn góc nhà. Cũng giống như người kinh, người thái quan niện đây là những gia đình sẽ có mặt đầu tiên để giúp đỡ gia đình mình mỗi khi có công việc đột suất hay những việc hệ trọng.

Trong mâm cơm mừng cơm mới tùy theo điều kiện của gia đình sắm sửa các món ăn khác nhau nhưng cũng không thể nào thiếu được những sản vật từ nông nghiệp, đặc biệt phải có các loại xôi như: xôi tím, xôi trắng, cốm và bánh gù - một loại bánh giống bánh trưng của người kinh.

le cung com moi dac sac cua nguoi thai o dien bien

Chủ nhà chuẩn bị đồ dâng cúng

Khi mâm cơm đã chuẩn bị xong mọi người đến dự sẽ ngồi theo thứ tự. Theo người Thái những người cao tuổi và có vị thế cao hơn trong dòng họ thì ngồi phía đầu mâm. Tiếp theo là những người trẻ và có vị thế thấp hơn ngồi về phía tay phải và tay trái của mâm các bậc cao niên, phía cuối là con cháu vừa ăn vừa phải rót rượu mời các cụ cao tuổi.

le cung com moi dac sac cua nguoi thai o dien bien

Sau khi đã chuẩn bị xong các đồ lễ chủ nhà tiến hành làm lễ mời tổ tiên về hưởng thụ

Bữa cơm liên hoan vẫn đang diễn ra, đầu giờ chiều chủ nhà tiếp tục bày thêm một mâm cúng nhỏ, lễ cúng chỉ có cơm xôi và cá nướng để cúng tiếp lần thứ 2. Theo quan niệm của người Thái đây là lần khấn mời và đưa tiễn tổ tiên do vậy đồ cúng bằng thức ăn khô. Theo người Thái lý giải: khi xuống trần gian vào buổi sáng các ma con cháu đi chơi không xuống cùng và đến buổi tối ông bà, tổ tiên phải về Mường Then sẽ mang những đồ lễ này về phân phát cho các ma con cháu. Vì thế, các món ăn nhiều nước sẽ không mang theo.

Sau nghi lễ cúng khấn mời ông bà tổ tiên về Mường Then việc tổ chức mừng cơm mới xong các thành viên trong gia đình sẽ cùng nhau tiễn khách về tất cả đều mang trong mình niềm vui tươi phấn khởi tin tưởng vào tương lại.

Lễ cũng cơm mới của người Thái ở Điện Biên là nghi lễ truyền thống đặc sắc và là sản phẩm tinh thần trong quá trình hình thành phát triển của dân tộc.

le cung com moi dac sac cua nguoi thai o dien bien

Trong thời gian làm lễ các thành viên trong gia đình, họ hàng, hàng xóm tổ chức liên hoan, chúc mừng gia chủ có vụ mùa bội thu

“Lễ cúng cơm mới” là dịp để mọi người nhớ lại về nguồn gốc, tổ tiên, ông bà, cha mẹ. Hơn thế là dịp thể hiện tinh thần cộng đồng, đoàn kết của gia đình, dòng họ. Đây còn là nghi lễ nông nghiệp quan trọng trong đời sống tâm linh của đồng bào dân tộc Thái và nó được lưu giữ qua nhiều đời mang đậm những yếu tố văn hóa truyền thống của tộc người.

Duy Linh

Đường dẫn bài viết: https://thoidai.com.vn/le-cung-com-moi-dac-sac-cua-nguoi-thai-o-dien-bien-53081.html

In bài viết