Huế: Khai mạc triển lãm “Rồng - Phượng trên bảo vật triều Nguyễn”

09:31 | 08/09/2018

TĐO- Nhân dịp kỷ niệm 25 năm Quần thể Di tích Cố Đô Huế được UNESCO công nhận là Di sản Văn hóa Thế giới và 15 năm Nhã nhạc - Âm nhạc cung đình Việt Nam được công nhận là Kiệt tác truyền khẩu và di sản phi vật thể đại diện của nhân loại, Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố Đô Huế đã phối hợp với Bảo tàng Lịch sử Quốc gia tổ chức khai mạc triển lãm “Rồng - Phượng trên bảo vật triều Nguyễn.

Theo đó, vào tối 7/9, Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố Đô Huế đã phối hợp với Bảo tàng Lịch sử Quốc gia tổ chức khai mạc triển lãm “Rồng - Phượng trên bảo vật triều Nguyễn”.

Được biết, dưới thời quân chủ, Rồng và Phượng là những hình ảnh biểu trưng cho đế quyền và sự chính danh của triều đại. Và, thời Nguyễn, Rồng - Phượng được sử dụng trong trang trí mỹ thuật, từ công trình kiến trúc đến các vật dụng hàng ngày vô cùng phong phú, mà còn là những biểu tượng thể hiện sự chính danh và quyền uy của đối tượng sử dụng.

hue khai mac trien lam rong phuong tren bao vat trieu nguyen

Những hiện vật được trưng bày tại cuộc triển lãm “Rồng - Phượng trên bảo vật triều Nguyễn”.

Triển lãm “Rồng - Phượng trên bảo vật triều Nguyễn” tại Bảo tàng Cổ vật Cung đình Huế được diễn ra từ ngày 7/9 đến 5/12; và sẽ có hơn 80 hiện vật là những vật dụng dùng trong đời sống sinh hoạt, lễ nghi cung đình triều Nguyễn, được làm từ các chất liệu quý hiếm như: vàng, bạc, đá quý, ngọc, đồi mồi…, để giới thiệu đến du khách trong và ngoài nước đến chiêm ngưỡng.

Đây thật sự là những báu vật vô giá không chỉ chứa đựng những giá trị về mặt lịch sử, văn hóa, nghệ thuật của một thời đại mà còn phản ánh tài năng và sự sáng tạo của các nghệ nhân Việt Nam trong việc chế tác các sản phẩm thủ công mỹ nghệ dưới thời quân chủ.

hue khai mac trien lam rong phuong tren bao vat trieu nguyen


Lãnh đạo tỉnh Thừa Thiên-Huế cùng các sở ban ngành tỉnh tham quan triển lãm.

Cũng nhân dịp này, ấn phẩm "Rồng - Phượng trên bảo vật triều Nguyễn" cũng được ra mắt độc giả. Đây là cuốn sách ảnh có chất lượng cao, cung cấp những hình ảnh và thông tin về các hiện vật được giới thiệu tại triển lãm.

Cùng ngày, Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế cũng đã tổ chức trưng bày giới thiệu dự án “Tu bổ, phục hồi và tôn tạo di tích điện Kiến Trung”. Được biết, Điện Kiến Trung được khởi công xây dựng vào năm 1921 dưới thời vua Khải Định, đến năm 1923 thì hoàn thành. Đây là nơi sinh hoạt và làm việc của hai vị vua cuối cùng của triều Nguyễn - Khải Định và Bảo Đại. Đến năm 1932, vua Bảo Đại đã cho cải tạo lại phần nội thất và lắp đặt thêm tiện nghi theo phong cách của Tây phương, nhưng phần ngoại thất vẫn giữ nguyên. Từ đó, Điện Kiến Trung đã trở thành nơi ở của cả gia đình nhà vua.

hue khai mac trien lam rong phuong tren bao vat trieu nguyen

hue khai mac trien lam rong phuong tren bao vat trieu nguyen


Cùng ngày, Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế cũng đã tổ chức trưng bày giới thiệu dự án “Tu bổ, phục hồi và tôn tạo di tích điện Kiến Trung”

hue khai mac trien lam rong phuong tren bao vat trieu nguyen

Ông Phan Thanh Hải, Giám đốc Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế giới thiệu một số thông tin về lịch sử về Điện Kiến Trung .

Theo đó, dự án “Tu bổ, phục hồi và tôn tạo di tích Điện Kiến Trung” có tổng vốn đầu tư trên 123 tỷ đồng; trong đó, trên 95 tỷ đồng để thực hiện tu bổ, phục hồi và tôn tạo di tích và đầu tư một số hạ tầng kỹ thuật như hệ thống phòng chống chữa cháy, thiết bị nội thất công trình và chống sét công trình.

Bài và ảnh Phi Hoàng


Đường dẫn bài viết: https://thoidai.com.vn/hue-khai-mac-trien-lam-rong-phuong-tren-bao-vat-trieu-nguyen-47909.html

In bài viết