Tuần báo Al-Ahram: Chiến tranh mạng là thách thức lớn trong kỷ nguyên số

10:02 | 05/11/2018

TĐO - Bên cạnh những ứng dụng, tiện ích mà công nghệ thông tin mang lại, thực tế đã nảy sinh nhiều hiện tượng đáng lo ngại như vấn nạn tin tặc, đánh cắp dữ liệu, lạm dụng thông tin, gián điệp mạng… Nguy hiểm, nghiêm trọng hơn là một thách thức mới được đặt ra trong kỷ nguyên số: Chiến tranh mạng.

Theo Tuần báo Al-Ahram (Ai Cập) Internet đã trở thành phương tiện giúp truyền đạt, trao đổi thông tin, hợp tác, giao lưu… giữa mọi cá nhân, tổ chức và quốc gia trên khắp thế giới, nhanh chóng và thuận tiện bất chấp khoảng cách không gian hay địa lý. Hiện có đến hàng tỷ thiết bị kết nối Internet trên khắp toàn cầu và mỗi ngày cũng có hàng tỷ người truy cập Internet, vào các trang mạng xã hội để cập nhật thông tin.

tuan bao al ahram chien tranh mang la thach thuc lon trong ky nguyen so

Chiến tranh mạng nhằm kiểm soát, điều khiển, tác động lên các quyết định và làm suy giảm hoặc phá huỷ các hệ thống mạng - viễn thông của đối phương

Bên cạnh các ứng dụng và tiện ích mà công nghệ thông tin mang lại, thực tế đã nảy sinh nhiều hiện tượng đáng lo ngại như vấn nạn tin tặc, đánh cắp dữ liệu, lạm dụng thông tin, các lực lượng phiến quân hay khủng bố hoạt động trên không gian mạng, các mạng lưới gián điệp mạng… Nguy hiểm, nghiêm trọng hơn là một thách thức mới được đặt ra trong kỷ nguyên số là chiến tranh mạng.

Mối đe dọa lớn

Chuyên gia an ninh Mohamed Abdel Wahed cho rằng, chiến tranh mạng - hay còn gọi là chiến tranh thông tin - đang trở thành một trong những mối đe dọa lớn nhất đối với an ninh quốc gia của nhiều nước trên thế giới hiện nay, đặt ra những thách thức mới đối với các cơ quan an ninh, tình báo trên thế giới.

Về lý thuyết, chiến tranh thông tin là việc áp dụng công nghệ thông tin ở mức độ cao trong các mặt hoạt động chỉ huy - quản lý, tình báo, điều khiển, chiến tranh điện tử, kinh tế, tâm lý, xã hội,...; là một loại hình tác chiến phổ biến trong chiến tranh hiện đại, tổng hợp những hoạt động và biện pháp như tung tin giả, thông tin sai lệch nhằm vào cá nhân hoặc tổ chức với mục đích gây rối loạn trật tự xã hội, tác động vào các cơ cấu ra quyết định; nhằm làm cho đối phương có các hành động sai lầm hay có các quyết định vô hại có lợi cho phía mình, đồng thời ngăn cản hoạt động thu thập, xử lý thông tin của đối phương.

tuan bao al ahram chien tranh mang la thach thuc lon trong ky nguyen so

Tin tặc được đánh giá là thành phần chủ lực cũng như nguy hiểm nhất trong chiến tranh mạng

Chiến tranh mạng nhằm kiểm soát, điều khiển, tác động lên các quyết định và làm suy giảm hoặc phá huỷ các hệ thống mạng - viễn thông của đối phương trong khi bảo vệ các hệ thống của mình và đồng minh chống lại những hành động như vậy.

Mục tiêu tấn công của chiến tranh mạng là các cơ sở hạ tầng thông tin (quân sự, tài chính, ngân hàng, mạng máy tính quốc gia,...). Virus máy tính có thể làm cho hệ thống vũ khí của đối phương bị mất điều khiển, và cũng có thể phá hoại cơ sở hạ tầng kinh tế của quốc gia, làm rối loạn hoạt động của nền kinh tế, hay làm tắc nghẽn mạng thông tin.

Tin tặc được đánh giá là thành phần chủ lực cũng như nguy hiểm nhất trong chiến tranh mạng. Các tin tặc tập trung vào việc đánh cắp các bí mật quân sự; sử dụng virus tấn công các hệ thống máy tính làm cho hệ thống này bị tê liệt hoặc không thể hoạt động bình thường.

“Vũ khí” kiểu mới

Trong thế giới ngày nay, các cuộc xung đột cũng đang chuyển hướng sang chiến tranh mạng, loại hình vốn dựa vào công nghệ thông tin hiện đại thay vì các loại vũ khí thông thường. Vì lý do an ninh, chính phủ của nhiều nước trên thế giới đang nỗ lực đầu tư và phát triển các công nghệ để kiểm soát các dòng chảy thông tin trên không gian mạng, không chỉ ở những khu vực của họ mà còn trên phạm vi toàn cầu.

Đối thủ thường xuyên sử dụng những công cụ này để thu thập những thông tin mật liên quan đến các tổ chức hoặc cá nhân. Những thông tin, hình ảnh liên quan tới các nhà lãnh đạo hay chính trị gia thường xuyên là mục tiêu được nhắm tới.

Đáng lo ngại hơn khi trí tuệ nhân tạo và phần mềm thu thập dữ liệu với số lượng lớn thông tin được triển khai trong chiến tranh mạng, những thông tin bí mật nhà nước hay những thông tin nhạy cảm có thể được sử dụng để gây ra những rối loạn chính trị hoặc lái dư luận đi theo một hướng nào đó có chủ ý.

Mạng xã hội hay truyền thông xã hội đã mang đến một cuộc cách mạng mà đã góp phần thay đổi nhiều khái niệm cơ bản của ngành truyền thông. Các trang mạng xã hội đã ngày càng trở thành những công cụ vận động chính trị có tác động mạnh và là một phương tiện quan trọng góp phần làm thay đổi đời sống chính trị.

Cùng với sự trỗi dậy gần đây của chủ nghĩa dân túy ở nhiều nước trên thế giới, một trong những chiến thuật tác chiến trên không gian mạng cũng thường hay được áp dụng đó là việc lan truyền hay phát tán tin giả thông qua nhiều hoạt động, gây ra nhiều hậu quả ở mức độ khác nhau.

Theo các chuyên gia an ninh, nhiều nhóm khủng bố và các nước tài trợ cho chúng đã sử dụng những công cụ như vậy, đặc biệt là các công nghệ đánh cắp thông tin để thâm nhập vào các hoạt động xã hội hay các trang mạng xã hội, reo rắc những tư tưởng cực đoan cũng như truyền bá hình ảnh và các hoạt động của chúng. Các tổ chức khủng bố đã phát hiện thấy các công nghệ liên quan đến mạng xã hội đã trở thành những công cụ thuận tiện để liên lạc với các thành viên của tổ chức dù những đối tượng này ở bất cứ đâu. Chúng cũng có thể sử dụng mạng xã hội để tuyển mộ thêm các thành viên mới cũng như mở rộng phạm vi hoạt động.

tuan bao al ahram chien tranh mang la thach thuc lon trong ky nguyen so

Một cuộc chiến tranh mạng có quy mô tổng lực có thể được triển khai chỉ bằng... một cú kích chuột máy tính.

Nguy hiểm hơn, các nhóm khủng bố cũng sử dụng các trang mạng xã hội để huấn luyện các thành viên lên kế hoạch, chế tạo vật liệu nổ… để tiến hành các vụ tấn công khủng bố. Mạng xã hội đã trở thành những kênh liên lạc hiệu quả những đối tượng này. Mạng lưới khủng bố quốc tế Al-Qaeda và tổ chức khủng bố Nhà nước Hồi giáo (IS) đã sử dụng mạng xã hội vào những mục đích nêu trên.

Trong khi đó, không ít người sử dụng các trang mạng xã hội thoải mái viết, công bố hay đưa ra những tin tức, thông tin và những ý tưởng, kể cả những thông tin giả, tin đồn, hay thông tin chưa được kiểm chứng mà có rất ít những quy định hạn chế hành động này.

Theo nhà báo đồng thời là chuyên gia phân tích Amina Khairy, những thành tựu về công nghệ, trí tuệ nhân tạo cho phép tạo ra những đoạn ghi âm hay hình ảnh như thật. Một cuộc chiến tranh mạng có quy mô tổng lực có thể được triển khai chỉ bằng... một cú kích chuột máy tính.

Vượt lên thách thức

Những nguy cơ và hiểm họa liên quan đến an ninh mạng đã khiến nhiều quốc gia tăng cường và siết chặt quản lý không gian mạng cũng như các trang mạng xã hội

Nhiều nước trên thế giới hiện đã bắt đầu “kiểm soát” Internet với những quy định đối với cả các nhà cung cấp dịch vụ cũng như người sử dụng. Bà Khairy cho rằng, việc tăng cường quản lý Internet bằng những biện pháp phù hợp là việc làm cần thiết trong bối cảnh hiện nay.

Ví như tại Ai Cập đã ban hành luật chống tội phạm mạng và công nghệ cao nhằm đấu tranh và ngăn chặn những đối tượng tội phạm hoạt động trên không gian mạng, các tổ chức khủng bố, cực đoan sử dụng Internet để tiến hành các vụ tấn công khủng bố. Luật đề ra những quy định quản lý không gian mạng, trong đó có các nội dung được đưa lên truyền thông xã hội cũng như các hoạt động của các nhà cung cấp dịch vụ Internet.

tuan bao al ahram chien tranh mang la thach thuc lon trong ky nguyen so

Nguy cơ và hiểm họa liên quan đến an ninh mạng đã khiến nhiều quốc gia tăng cường và siết chặt quản lý không gian mạng

Luật quy định cấm “việc phổ biến thông tin về các hoạt động của quân đội hay cảnh sát, tuyên truyền những tư tưởng của các tổ chức khủng bố”. Chương I của luật đề cập đến các hình phạt, từ điều 14 đến điều 22, về các hành động phạm tội liên quan tới tấn công các hệ thống thông tin. Điều 2 của luật cũng quy định rằng các nhà cung cấp dịch vụ Internet phải cung cấp cho các cơ quan an ninh quốc gia bất kỳ dữ liệu hay thông tin nào mà họ có về những người sử dụng dịch vụ là đối tượng bị tình nghi tuyên truyền những nội dung thông tin có tư tưởng cực đoan trên mạng xã hội. Điều 20 quy định mức phạt tiền từ 50.000 đến 200.000 Bảng Ai Cập (LE) và 2 năm tù giam đối với những cá nhân phạm tội tấn công các hệ thống thông tin của nhà nước. Theo điều 7 của luật này, các trang web đăng những tài liệu đe dọa an ninh hay kinh tế của Ai Cập sẽ bị đóng cửa./.

Lê Mai

Đường dẫn bài viết: https://thoidai.com.vn/tuan-bao-al-ahram-chien-tranh-mang-la-thach-thuc-lon-trong-ky-nguyen-so-46591.html

In bài viết