Những hiện vật kinh hoàng về “nỗi đau nguyên tử"

15:10 | 06/08/2015

Một chiếc xe đạp ba bánh tan hoang. Những đồng tiền xu nóng chảy. Một chiếc áo bị băm nát như tương... 70 năm đã trôi qua, nhưng với những hiện vật và nhân chứng còn lại, nỗi đau sau vụ thả bom nguyên tử xuống Hiroshima vẫn còn ám ảnh tâm trí bao người.

Một chiếc xe đạp ba bánh tan hoang. Những đồng tiền xu nóng chảy. Một cái áo bị băm nát như tương. 70i năm đã trôi qua, nhưng với những hiện vật và nhân chứng còn lại, nỗi đau sau vụ thả bom nguyên tử xuống Hiroshima vẫn còn ám ảnh tâm trí bao người.

Ngày 6/8/1945, lúc 8g15’, ở độ cao 9.500m, chiếc máy bay B-29 Enola nhận lệnh Tổng thống Harry S. Truman thả quả bom nguyên tử đầu tiên xuống thành phố Hiroshima, Nhật Bản. Thứ vũ khí mạnh nhất mà con người từng sử dụng ấy, đã gây ra một “địa ngục trần gian”, với hậu quả không thể đo đếm nổi.

Những nhân chứng còn sống sót kể lại rằng, vụ nổ bắt đầu với một ánh sáng chói lòa rực rỡ nhưng không ầm ĩ. Tiếp sau đó, một “làn sóng” với nhiệt độ cực cao lan tỏa trong không gian và thiêu cháy mọi thứ nó đi qua. Những người ở gần vụ nổ nhất đã ngay lập tức bốc hơi hoặc bị đốt cháy thành tro bụi. Tiếng nổ gây ra bởi quả bom khiến nhiều người đinh tai, thậm chí giống như “bị đâm bởi hàng trăm mũi kim”.

nhung hien vat kinh hoang ve noi dau nguyen tu

Đám khói bốc lên khi bom nguyên tử đánh xuống Hiroshima được quân đội Mỹ chụp lại ngày 6/8/1945. (Ảnh: EPA)

Sau tiếng nổ kinh hoàng, đám cháy bùng lên. Ngọn lửa hoang tàn như một cơn lốc xoáy quét qua thành phố. Những người sống sót bị bỏng khắp cơ thể. Vô số mảnh cơ thể rải rác la liệt trên các con đường.

Mọi thứ càng tồi tệ hơn khi trời đổ mưa sau đó. Những giọt mưa phóng xạ nhuộm đen mọi thứ và rất khó rửa sạch.

Theo ước tính, ít nhất 70.000 người đã thiệt mạng trong nhiều giờ sau vụ nổ. Sau đó, di chứng phóng xạ, ung thư và những ảnh hưởng lâu dài khác với sức khỏe đã đẩy con số người chết lên tới hơn 200.000.

Nhiều người vượt qua được thảm họa và còn sống đến tận ngày hôm nay. Nhưng kí ức kinh hoàng mà họ từng nếm trải sẽ không bao giờ bị quên lãng. Đó cũng chính là bài học cảnh tỉnh những người muốn sử dụng hạt nhân như một thứ vũ khí chết chóc.

Hãy thử nhắm mắt lại, tưởng tượng ra hậu quả của quả bom hạt nhân thả xuống Hiroshima qua những hiện vật còn sót lại sau vụ nổ:

nhung hien vat kinh hoang ve noi dau nguyen tu

Chiếc xe ba bánh này thuộc về cậu bé 3 tuổi Shinichi Tetsutani. Em thiệt mạng khi quả bom nguyên tử phát nổ ở Hiroshima. Cha em đã chôn cất con trai cùng với thứ đồ chơi yêu thích này. Hiện tại, chiếc xe được trưng bày tại Bảo tàng Tưởng niệm hòa bình Hiroshima.

nhung hien vat kinh hoang ve noi dau nguyen tu

Búp bê Shirley Temple của cô bé Chieki Suetomo, được tìm thấy trên sàn nhà sau vụ nổ. Bộ quần áo vốn có màu hồng bị nhuộm đen từ đầu đến chân do dính mưa phóng xạ.

nhung hien vat kinh hoang ve noi dau nguyen tu

Hộp cơm trưa của Shiregu Orimen, một sinh viên năm nhất tại Hiroshima. Mẹ anh tìm thấy nó cùng với thi thể của con trai mình vài ngày sau vụ nổ. Mặc dù được bọc kín sau một lớp kim loại, thức ăn bên trong vẫn bị ngọn lửa đốt cháy thành than.

nhung hien vat kinh hoang ve noi dau nguyen tu

Những mảnh vụn từ chiếc áo của Shigezo Kono, được tìm thấy bên cạnh thi thể của anh. Shigezo đang làm việc cho công ty điện lực thành phố khi vụ nổ xảy ra.

nhung hien vat kinh hoang ve noi dau nguyen tu

Băng đội trưởng của học sinh có tên là Toshiaki Asahi, may mắn thoát chết sau vụ nổ mặc dù bị bỏng rất nặng.

nhung hien vat kinh hoang ve noi dau nguyen tu

Mũ bảo hiểm bằng thép của giáo viên Ryo Fukumaru, người đã sống sót trở về sau 6 tháng điều trị các vết bỏng trên khắp cơ thể. Chỉ có phần đầu của ông không bị bỏng nhờ chiếc mũ này.

nhung hien vat kinh hoang ve noi dau nguyen tu

Túi đi học của Mitsuko Kawamura là những gì em gái cô tìm được sau vụ nổ. Không hề có mảnh thi thể nào của Mitsuko được tìm thấy, vụ nổ đã làm cô học sinh trung học 13 tuổi "tan biến" hoàn toàn.

nhung hien vat kinh hoang ve noi dau nguyen tu

Chiếc vali của Tadayori Kihara bị ngọn lửa đốt cháy bong gần hết vỏ. Bị bỏng nặng hết phần lưng và cánh tay, Tadayori sống sót thêm 22 năm sau vụ nổ và trân trọng tặng nó cho bảo tàng trưng bày để nhiều người có cơ hội chiêm ngưỡng.

nhung hien vat kinh hoang ve noi dau nguyen tu

Chiếc ví bị đốt cháy nham nhở của Tsukuri Nishimura được chuyển tới nhà của ông 2 tuần sau vụ nổ. Giống như rất nhiều nạn nhân khác, thi thể ông không bao giờ được tìm thấy.

nhung hien vat kinh hoang ve noi dau nguyen tu

Kinzo Imura tìm thấy những đồng tiền xu bị nóng chảy, dính chặt lại với nhau này trong đống đổ nát của ngôi nhà một người thân. Chỉ có sức nóng khủng khiếp của vụ nổ mới có thể gây ra điều này.

Hồng Anh

Đường dẫn bài viết: https://thoidai.com.vn/nhung-hien-vat-kinh-hoang-ve-noi-dau-nguyen-tu-44137.html

In bài viết