11:36 | 17/05/2018
![]() |
Như vậy, cổ phiếu HNM của Hanoimilk thuộc trường hợp bị hủy niêm yết theo quy định tại điểm K, khoản 1 Điều 60 Nghị định 58/2012/NĐ-CP của Chính phủ.
Bên cạnh đó, Sở GDCK Hà Nội cũng yêu cầu công ty có văn bản giải trình theo quy định và văn bản trên được gửi về phòng quản lý niêm yết của HNX chậm nhất là ngày 18/5 tới.
![]() |
Được biết, trước đó Sở GDCK Hà Nội đã quyết định đưa cổ phiếu HNM vào diện bị kiểm soát và hạn chế giao dịch từ 7/6/2017. Theo đó, cổ phiếu HNM chỉ được giao dịch vào phiên thứ 6 hàng tuần. Nguyên nhân do công ty chưa nộp BCTC kiểm toán năm 2016.
Ngay sau đó, ngày 9/6/2017 Hanoimilk đã có văn bản giải trình, nguyên nhân công ty chậm nộp BCTC kiểm toán năm 2016 là do đơn vị kiểm toán cho công ty – Công ty TNHH Kiểm toán và định giá Thăng Long – T.D.K bất ngờ thông báo bị UBCKNN đình chỉ tư cách kiểm toán BCTC năm 2016. Do đó, Hanoi Milk đang xin phép tìm đơn vị kiểm toán thay thế.
Tuy nhiên đến 21/7/2017 Sở GDCK Hà Nội đã có thêm thông báo quyết định tạm ngừng giao dịch cổ phiếu HNM từ ngày 25/7/2017 do công ty chưa khắc phục được nguyên nhân chứng khoán bị rơi vào diện bị kiểm soát.
Mãi đến 19/1/2018, Sở GDCK Hà Nội mới thông báo cổ phiếu HNM được chuyển từ diện bị tạm ngừng giao dịch sang diện bị cảnh báo từ 23/1/2018.
Tuy nhiên, sau chưa đầy 4 tháng trở lại giao dịch, đến nay, cổ phiếu HNM lại đứng trước nguy cơ bị hủy niêm yết trên sàn chứng khoán.
Kết thúc phiên giao dịch 16/5, cổ phiếu HNM tiếp tục có thêm 1 phiên giảm 5,9% và đóng cửa ở mức 3.200 đồng/CP – mức giá thấp nhất của cổ phiếu này kể từ khi niêm yết.
Những năm gần đây, kết quả hoạt động kinh doanh của Hanoimilk ngày càng đi xuống. Theo báo cáo hợp nhất Quý IV/2017, doanh thu bán hàng của Hanoimilk chỉ đạt 167,3 tỷ đồng, giảm 26% so với doanh thu cùng kỳ năm 2016 là 226,3 tỷ đồng. Do vậy, sau khi trừ đi các khoản chi phí phát sinh, lợi nhuận sau thuế của Công ty chỉ còn lại 371 triệu đồng, so với cùng kỳ năm trước là 1,6 tỷ đồng đã giảm 77,2%.
Tính đến ngày 31/12/2017, Hanoimilk có tổng tài sản đạt mức 478,4 tỷ đồng, tăng 10% so với đầu năm. Trong đó, nợ phải trả chiếm 56,6% với mức 271 tỷ đồng, tăng thêm 20,3% so với cuối năm 2016.
Mới đây, Hanoimilk đã công bố BCTC Quý I/2018 với doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ đạt 29,3 tỷ đồng, giảm 20,6% so với so cùng kỳ do cạnh tranh trong ngành sữa ngày càng khó khăn. Kết quả, lợi nhuận sau thuế của Hanoimilk chỉ còn vỏn vẹn 104 triệu đồng, giảm 50,5 % so cùng kỳ năm 2017. Như vậy, tính đến ngày 31/3/2018, Hanoimilk còn lỗ lũy kế 2 tỷ đồng.
Hương Nguyên
Theo Báo Thời Đại