Từ ngày 1/7, Luật BHXH có nhiều điểm mới

08:47 | 26/05/2025

Từ ngày 1/7, Luật Bảo hiểm xã hội (BHXH) năm 2024 chính thức có hiệu lực với nhiều điểm mới, trong đó có sự điều chỉnh về thu nhập làm căn cứ đóng BHXH tự nguyện. Theo đó, mức thu nhập này sẽ không còn bị ràng buộc vào mức lương cơ sở, mà được tính theo một khái niệm mới là “mức tham chiếu”.
Bảo hiểm xã hội 2025: Bảo hiểm y tế của người hưởng trợ cấp thất nghiệp do ai chi trả?
Từ 1/6: Chỉ cấp thẻ bảo hiểm y tế giấy nếu không thể cài đặt VssID, VneID

Theo quy định hiện hành tại Điều 87, khoản 2 Luật BHXH 2014, mức thu nhập tối thiểu để tham gia BHXH tự nguyện bằng với mức chuẩn hộ nghèo của khu vực nông thôn, còn mức tối đa bằng 20 lần mức lương cơ sở. Mức lương cơ sở hiện nay là 1,8 triệu đồng/tháng, tức mức đóng cao nhất khoảng 36 triệu đồng.

Từ ngày 1/7, Luật BHXH có nhiều điểm mới
Từ ngày 1/7, mức tham chiếu thay thế lương cơ sở trong đóng BHXH tự nguy. (Ảnh minh hoạ: KT)

Từ ngày 1/7, khoản 2 Điều 31 của Luật BHXH 2024 quy định rõ: thu nhập làm căn cứ đóng BHXH tự nguyện thấp nhất bằng chuẩn nghèo của khu vực nông thôn và cao nhất bằng 20 lần mức tham chiếu tại thời điểm đóng.

Mức tham chiếu là khái niệm mới được đưa vào tại Điều 7 của luật này, nhằm thay thế dần vai trò của lương cơ sở trong việc xác định mức đóng và mức hưởng một số chế độ BHXH. Khác với lương cơ sở mang tính cố định và điều chỉnh chậm, mức tham chiếu sẽ do Chính phủ quyết định và được xây dựng dựa trên các yếu tố kinh tế vĩ mô như chỉ số giá tiêu dùng, tăng trưởng kinh tế, khả năng chi trả của ngân sách nhà nước và quỹ bảo hiểm xã hội.

Theo quy định chuyển tiếp tại khoản 13 Điều 141 Luật BHXH 2024, khi chưa bãi bỏ mức lương cơ sở thì mức tham chiếu bằng mức lương cơ sở. Tại thời điểm mức lương cơ sở bị bãi bỏ thì mức tham chiếu không thấp hơn mức lương cơ sở đó.

Khoản 4 Điều 2 Luật Bảo hiểm xã hội 2024 quy định đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện bao gồm:

Công dân Việt Nam từ đủ 15 tuổi trở lên không thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc và không phải là người đang hưởng lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội, trợ cấp hằng tháng;

Các đối tượng sau đang tạm hoãn thực hiện hợp đồng lao động, hợp đồng làm việc, trừ trường hợp hai bên có thỏa thuận về việc đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc trong thời gian này:

Người làm việc theo hợp đồng lao động không xác định thời hạn, hợp đồng lao động xác định thời hạn có thời hạn từ đủ 01 tháng trở lên, bao gồm cả trường hợp người lao động và người sử dụng lao động thỏa thuận bằng tên gọi khác nhưng có nội dung thể hiện về việc làm có trả công, tiền lương và sự quản lý, điều hành, giám sát của một bên;

Cán bộ, công chức, viên chức.

Bảo hiểm xã hội 2025: Bảo hiểm y tế của người hưởng trợ cấp thất nghiệp do ai chi trả? Bảo hiểm xã hội 2025: Bảo hiểm y tế của người hưởng trợ cấp thất nghiệp do ai chi trả?
Bảo hiểm xã hội 2025: Quy định về việc đóng và mức đóng bảo hiểm y tế cho người đang hưởng trợ cấp thất nghiệp.
Từ 1/6: Chỉ cấp thẻ bảo hiểm y tế giấy nếu không thể cài đặt VssID, VneID Từ 1/6: Chỉ cấp thẻ bảo hiểm y tế giấy nếu không thể cài đặt VssID, VneID
Từ ngày 1/6/2025, cơ quan Bảo hiểm xã hội chỉ thực hiện cấp mới thẻ bảo hiểm y tế (BHYT) giấy đối với các trường hợp không thể cài đặt các ứng dụng BHXH số (VssID), định danh điện tử (VneID) và không có căn cước công dân (CCCD) có gắn chip. Đây là hướng dẫn của BHXH Việt Nam gửi BHXH các khu vực; BHXH các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương về việc sử dụng phôi thẻ BHYT.

Tú Anh (tổng hợp)

Đường dẫn bài viết: https://thoidai.com.vn/tu-ngay-17-luat-bhxh-co-nhieu-diem-moi-213790.html

In bài viết