Kinh nghiệm xin visa đi du lịch Đức

14:48 | 19/05/2025

Việc xin visa Đức khá phức tạp và đòi hỏi bạn phải có sự chuẩn bị kỹ lưỡng. Việc chuẩn bị hồ sơ là bước quan trọng nhất. Một bộ hồ sơ hoàn chỉnh sẽ tăng khả năng đậu visa của bạn.
Những thời điểm thích hợp đi du lịch Thái Lan
Đi du lịch Trung Quốc mùa nào đẹp nhất?

1. Đi Đức có cần xin visa không?

Việc xin visa đi Đức là một thủ tục bắt buộc đối với hầu hết mọi quốc tịch, bao gồm cả Việt Nam.

Việc sử hữu visa Đức sẽ giúp bạn có thể tự do đi lại trong 29 quốc gia thuộc khối Schengen bao gồm: Áo, Ba Lan, Bỉ, Bồ Đào Nha, Bulgaria, Croatia, Đan Mạch, Đức, Estonia, Hà Lan, Hungary, Hy Lạp, Iceland, Latvia, Liechtenstein, Litva, Luxembourg, Malta, Na Uy, Pháp, Phần Lan, Romania, Séc, Slovakia, Slovenia, Tây Ban Nha, Thụy Điển, Thụy Sĩ và Ý.

Không chỉ thế bạn còn được miễn một số hồ sơ khi xin thị thực bao gồm:

- Miễn chứng chỉ tài chính khi xin visa Hàn Quốc

- Miễn visa Đài Loan chỉ cần apply E-visa

- Miễn thư mời gốc khi xin visa Thổ Nhĩ Kỳ

Visa Đức gồm 3 loại chính là:

- Visa ngắn hạn (hay còn gọi là visa Schengen)

- Visa dài hạn (hay còn gọi là visa quốc gia, visa loại D)

- Visa quá cảnh

2. Visa du lịch Đức có thời hạn bao lâu?

Kinh nghiệm xin visa đi du lịch Đức

Thông thường với các visa tới Đức với mục đích du lịch sẽ có thời hạn lưu trú tối đa 90 ngày trong thời hạn 180 ngày và được tính bắt đầu từ ngày nhập cảnh Đức đầu tiên. Nếu có nhu cầu lưu trú lâu hơn bạn có thể đăng ký visa dài hạn.

Với visa du lịch nhập cảnh 2 lần, 1 lần thì thời hạn lưu trú sẽ tùy thuộc vào quyết định của Đại sứ quán Đức. Căn cứ trên mục đích nhập cảnh của bạn, họ sẽ chỉ định thời hạn lưu trú được phép ở lại Đức và bất kỳ quốc gia Schengen nào. Ngoài ra với visa du lịch Đức nhập cảnh nhiều lần có thời hạn lưu trú thường cấp tối đa là 90 ngày.

3. Hồ sơ xin visa du lịch Đức gồm những gì?

Hồ sơ xin visa Đức gồm khá nhiều giấy tờ với những quy định riêng biệt cho từng loại giấy tờ. Dưới đây là trọn bộ hồ sơ giấy tờ làm visa Đức cho 3 diện visa ngắn hạn phổ biến nhất.

1. Đơn xin cấp thị thực được điền đầy đủ và được ký tên bởi người nộp đơn.

(Để điền đơn, bạn vui lòng chọn ngôn ngữ mẹ đẻ của mình hoặc ngôn ngữ mẹ đẻ của người nộp đơn - nếu có thể. Như vậy, tất cả các thông tin giải thích trong đơn sẽ được hiển thị bằng ngôn ngữ này).

2. Hai ảnh hộ chiếu sinh trắc học chụp gần đây, ảnh phải giống nhau (cỡ 45mm x 35mm).

Chỉ dán một ảnh vào đơn xin cấp thị thực (một ảnh còn lại không được dán, vì cần dùng để scan).

3. Hộ chiếu hoặc giấy tờ đi lại chính thức (Không dùng bao bọc/vỏ bao hộ chiếu).

Hộ chiếu hoặc giấy tờ đi lại của bạn phải còn giá trị ít nhất 3 tháng kể từ ngày bạn rời khỏi khu vực Schengen. Hộ chiếu hay giấy tờ đi lại phải còn ít nhất 2 trang trống dành cho thị thực và không được cấp trước đó quá 10 năm.

Lưu ý: Nếu người nộp đơn là trẻ dưới tuổi thành niên thì phải nộp thêm bản tuyên bố đồng ý của cha mẹ + Giấy khai sinh của trẻ em.

4. Trường hợp người nộp đơn không phải là công dân Việt Nam.

Giấy phép cư trú Việt Nam cho người nước ngoài.

5. Chứng minh về việc làm (nếu có).

Nếu là nhân viên:

- Hợp đồng lao động nêu rõ vị trí/chức vụ, thời gian làm việc,

- Sao kê tài khoản ngân hàng (không phải sổ tiết kiệm),

- Xác nhận của bên sử dụng lao động về việc cho nghỉ phép (nghỉ có lương hay không lương),

- Sổ bảo hiểm xã hội.

Nếu là chủ sở hữu công ty hoặc là người tự hành nghề:

- Chứng nhận đăng ký kinh doanh,

- Báo cáo thuế của công ty trong 3 tháng gần nhất.

Nếu là người đã nghỉ hưu: Chứng nhận trả lương hưu ba tháng gần nhất.

Nếu là học sinh/sinh viên: Xác nhận của nhà trường về việc người nộp đơn đang theo học tại đó và thẻ học sinh, sinh viên.

6. Chứng minh tài chính.

- Xác nhận số dư kèm sổ tiết kiệm: nên có tối thiểu 200.000.000 VNĐ, có đóng dấu xác nhận của ngân hàng.

- Giấy tờ sở hữu nhà đất hoặc các tài sản khác (ô tô, cổ phiếu...).

7. Giấy tờ về gia đình.

- Giấy chứng nhận kết hôn (nếu có) + Giấy chứng minh nhân dân/thẻ căn cước của vợ/chồng + Giấy phép cư trú của vợ/chồng, nếu họ hiện đang cư trú tại khu vực EU/Schengen.

- Giấy khai sinh của tất cả các con của người nộp đơn (nếu có) + Giấy chứng minh nhân dân/thẻ căn cước của tất cả các con + Giấy phép cư trú của các con, nếu các con hiện đang cư trú tại khu vực EU/Schengen.

- Sổ hộ khẩu gia đình hoặc xác nhận thông tin về cư trú do Cơ quan Công an cấp.

8. Lịch trình đi và đặt phòng khách sạn/chỗ ở riêng.

- Xác nhận đặt phòng/đăng ký giữ chỗ khách sạn hợp lệ hoặc bằng chứng về chỗ ở riêng với địa chỉ đầy đủ (tên khách sạn, đường, thành phố, mã bưu điện, thông tin liên hệ, mã số đặt phòng…).

- Lịch trình đi chi tiết.

9. Bằng chứng về những lần lưu trú tại khu vực Schengen trước đây (nếu có).

Bản gốc hộ chiếu hay giấy tờ đi lại đã hết hạn/cũ ngoài giấy tờ nêu ở mục số 3.

10. Bảo hiểm y tế du lịch bắt buộc

Bảo hiểm phải có giá trị cho tất cả các nước Schengen và cho toàn bộ thời gian lưu trú dự kiến, bao gồm cả chi phí điều trị khẩn cấp và vận chuyển về nước vì lý do y tế, mức bảo hiểm tối thiểu là 30.000 EUR ~ 750.000.000VND.

Lưu ý:

- Đối với nộp hồ sơ visa Đức tại TP Hồ Chí Minh nếu đương đơn là nhân viên cần nộp thêm bảo hiểm xã hội bản gốc.

- Đối với mỗi giấy tờ, quý vị phải cung cấp bản gốc + 1 bản sao không cần công chứng. Giấy tờ bằng tiếng Việt hoặc bất kỳ ngoại ngữ nào khác cần phải kèm theo bản dịch sang tiếng Đức hoặc tiếng Anh.

- Các giấy tờ trên đây là bắt buộc và phải được nộp tại Trung tâm nhận hồ sơ thị thực VFS Global vào ngày nộp hồ sơ. Bạn cần sắp xếp giấy tờ theo thứ tự trong danh sách trên.

4. Quy trình thủ tục làm visa Đức

Bước 1: Xác định loại thị thực

Bước đầu tiên là xác định loại thị thực bạn cần và kiểm tra xem bạn có đủ điều kiện để đăng ký loại thị thực đó hay không.

Bạn cũng cần biết các tài liệu mà bạn sẽ phải gửi cùng với đơn đăng ký của mình, thời gian đăng ký và các khoản phí bạn sẽ phải trả.

Bước 2: Điền đơn xin visa Đức

Điền vào mẫu đơn xin thị thực Đức.

Bạn cũng có thể tải mẫu đơn xin cấp thị thực xuống, điền đầy đủ thông tin, in ra và mang theo đến Trung tâm tiếp nhận hồ sơ xin thị thực để nộp.

Bước 3: Đặt lịch hẹn

Khi bạn đã nộp đơn xin thị thực, bạn cần đặt lịch hẹn để lấy dấu vân tay và chụp ảnh tại Trung tâm tiếp nhận hồ sơ xin thị thực. Điều này được gọi là ‘thông tin sinh trắc học’.

Khi bạn đã đặt lịch hẹn, bạn sẽ nhận được email xác nhận cuộc hẹn cùng với thư hẹn.

Nếu bạn là thành viên của một gia đình hoặc nhóm, bạn sẽ phải đặt lịch hẹn riêng cho từng thành viên trong gia đình hoặc nhóm.

Bước 4: Nộp hồ sơ

Bạn sẽ phải mang đầy đủ hồ sơ giấy tờ xin thị thực hoàn chỉnh của mình và nộp trực tiếp tại Trung tâm tiếp nhận hồ sơ xin thị thực gần nhất với bạn.

Tại đây bạn sẽ lấy dữ liệu sinh trắc học. Máy quét dấu vân tay kỹ thuật số sẽ thu thập hình ảnh của cả 10 ngón tay, đồng thời một bức ảnh kỹ thuật số sẽ được chụp. Đây là một quá trình nhanh chóng, kín đáo và không xâm phạm.

Bước 5: Thanh toán lệ phí

Khi bạn đã nộp đơn, bạn sẽ cần phải trả lệ phí xin thị thực. Bạn có thể thanh toán tại thời điểm hẹn bằng tiền mặt hoặc thẻ ngân hàng bằng đồng Việt Nam.

Bước 6: Theo dõi hồ sơ của bạn

Bạn sẽ nhận được email khi quyết định xin visa của bạn được gửi lại cho Trung tâm tiếp nhận hồ sơ xin thị thực. Nếu bạn không thể truy cập email một cách dễ dàng hoặc muốn biết thông tin theo dõi chi tiết hơn, bạn cũng có thể nhận các bản cập nhật bằng SMS được gửi trực tiếp đến điện thoại của mình. Kiểm tra xem dịch vụ này có sẵn tại Trung tâm tiếp nhận hồ sơ xin thị thực mà bạn đang đến hay không.

Bước 7: Nhận lại hộ chiếu và visa

Sau khi quyết định về đơn xin thị thực đã được đưa ra, bạn có thể nhận các tài liệu của mình từ Trung tâm tiếp nhận hồ sơ xin thị thực hoặc nhận lại các tài liệu của bạn bằng chuyển phát nhanh với một khoản phí bổ sung.

Khám phá 16 địa điểm nổi tiếng tại Úc Khám phá 16 địa điểm nổi tiếng tại Úc
Úc là thiên đường du lịch tuyệt vời mà ai cũng nên ghé thăm ít nhất một lần trong đời. Nơi đây nổi tiếng với những vườn hoa rực rỡ, những vùng sa mạc rộng lớn, cũng như những bãi biển đẹp nhất thế giới.
Kinh nghiệm đổi tiền khi đi du lịch New Zealand Kinh nghiệm đổi tiền khi đi du lịch New Zealand
Trước mỗi chuyến du lịch, việc đổi tiền là một điều không thể bỏ qua. Nhiều người thắc mắc rằng không biết nên đổi tiền Đô New Zealand ở đâu uy tín, an toàn. Hãy tham khảo ngay những địa điểm đổi tiền uy tín dưới đây nhé.

PV

Đường dẫn bài viết: https://thoidai.com.vn/kinh-nghiem-xin-visa-di-du-lich-duc-213622.html

In bài viết