06:00 | 09/05/2025
![]() |
Tân Giáo hoàng Leo XIV (giữa) trên ban công của Vương cung thánh đường Thánh Peter. (Ảnh: Dylan Martinez/Reuters) |
Đức Leo XIV phát biểu trước hàng ngàn tín hữu tập trung tại Quảng trường Thánh Peter: “Bình an cho anh chị em! Đây là lời chào đầu tiên của Chúa Kitô phục sinh, người chăn chiên nhân lành đã hy sinh mạng sống vì Chúa. Và tôi cũng muốn lời chào bình an này đi vào trái tim, tới các gia đình của chúng ta, tới tất cả mọi người trên trái đất: Bình an cho anh chị em".
Giáo hoàng nói bằng tiếng Ý và sau đó chuyển sang nói tiếng Tây Ban Nha, kêu gọi Giáo hội Công giáo trở thành một giáo hội “đồng nghị”, “một giáo hội luôn tiến về phía trước, luôn tìm kiếm hòa bình và gần gũi với những người đau khổ”.
Ông Prevost, 69 tuổi, đến từ Chicago, Illinois, là giáo hoàng đầu tiên đến từ Mỹ. Ông Prevost đã dành phần lớn sự nghiệp cho việc truyền giáo ở Peru. Ông là lãnh đạo một văn phòng quyền lực của Vatican về việc bổ nhiệm các giám mục. Ông là tu sỹ Dòng Thánh Augustine, được thành lập vào thế kỷ 13 như một cộng đồng các tu sĩ "khất thực" cống hiến cho việc phụng sự cộng đồng. |
Các nhà lãnh đạo các quốc gia, tổ chức quốc tế nhanh chóng gửi lời chúc mừng đến tân Giáo hoàng.
Tổng thống Mỹ Donald Trump viết nền tảng mạng xã hội Truth Social: “Xin chúc mừng Đức Hồng y Robert Francis Prevost, người vừa được bổ nhiệm làm Giáo hoàng. Thật vinh dự khi biết rằng ngài là Giáo hoàng người Mỹ đầu tiên. Thật phấn khích và thật là một vinh dự lớn cho đất nước chúng ta. Tôi mong được gặp Giáo hoàng Leo XIV. Đó sẽ là một khoảnh khắc ý nghĩa!”
Trong một thông cáo báo chí, Chủ tịch Hội đồng châu Âu Antonio Costa và Chủ tịch Ủy ban châu Âu Ursula von der Leyen chúc mừng Đức Thánh Cha Leo XIV được bầu làm Giáo hoàng - người đứng đầu Giáo hội Công giáo. "Hàng triệu người châu Âu lấy cảm hứng hàng ngày từ cam kết bền bỉ của Giáo hội đối với hòa bình, phẩm giá con người và sự hiểu biết lẫn nhau giữa các quốc gia. Chúng tôi tin tưởng rằng Đức Thánh Cha Leo XIV sẽ sử dụng tiếng nói của mình trên trường quốc tế để thúc đẩy các giá trị chung này và khuyến khích sự thống nhất trong việc theo đuổi một thế giới công bằng và nhân ái hơn", thông cáo cho biết.
"Liên minh châu Âu sẵn sàng hợp tác chặt chẽ với Tòa thánh để đối mặt với những thách thức toàn cầu và nuôi dưỡng tinh thần đoàn kết, tôn trọng và tử tế. Chúng tôi mong muốn thời đại Giáo hoàng Leo XIV được hướng dẫn bởi sự khôn ngoan và sức mạnh, khi ngài lãnh đạo cộng đồng Công giáo và truyền cảm hứng cho thế giới thông qua cam kết của mình đối với hòa bình và đối thoại".
Hội đồng các Giáo hội Thế giới (WCC) đã gửi lời chào tới Giáo hoàng Leo XIV và cam kết sẽ tiếp tục hợp tác với Giáo hội Công giáo La Mã trong thời đại của giáo hoàng mới.
Người điều phối ủy ban trung ương của WCC, Giám mục Heinrich Bedford-Strohm bày tỏ hy vọng: “Tôi mong ngài sẽ tiếp tục tình yêu của cố Giáo hoàng Francis đối với mọi người, đặc biệt là những người dễ bị tổn thương và tiếp nối tình yêu đối với tạo vật phi nhân loại. Tôi tin rằng Đức Giáo hoàng mới sẽ là tiếng nói mạnh mẽ cho phẩm giá con người và vượt qua bạo lực. WCC hợp tác với Giáo hội Công giáo La Mã với tình bạn và sự trân trọng lẫn nhau sâu sắc. Tôi mong đợi nhiều cuộc gặp gỡ với Đức Giáo hoàng mới và tất cả những người khác đang đấu tranh cho sự hiệp nhất hữu hình tại các giáo hội trong sự đa dạng được hòa giải”.
Thánh lễ nhậm chức của Giáo hoàng Leo XIV dự kiến diễn ra trong vài ngày tới.
Truyền thông Italy: Đã có kết quả xét nghiệm COVID-19 của Giáo hoàng Francis Công chúng lo ngại tình hình sức khoẻ của Giáo hoàng Francis sau khi ông hủy nhiều sự kiện vì cảm cúm, trong bối cảnh dịch COVID-19 bùng phát ở Italy. |
Giáo hoàng Francis kêu gọi chấm dứt chiến tranh và xung đột Tại Vương cung thánh đường St. Peter, Giáo hoàng Francis chủ sự thánh lễ Đêm Giáng sinh (24/12). Đây là lần đầu tiên sự kiện này có sự tham dự của khoảng 7.000 tín hữu sau vài năm bị hạn chế vì đại dịch COVID-19. |
Minh Anh (tổng hợp)