Lợi nhuận CTCK tăng trưởng trở lại sau 2 quý thu hẹp, cuộc đua vẫn còn nhiều gay cấn

15:37 | 05/05/2025

Trước khi sự kiện thuế quan 2025 xảy ra, các CTCK đã có một quý kinh doanh tích cực với điểm nhấn từ dư nợ cho vay tiếp tục mở rộng.
Thị trường chứng khoán "thay máu" sau những phiên giao dịch 25-26 nghìn tỷ đồng
"Giấc mơ" nâng hạng thị trường chứng khoán: Đích đến ngày càng gần
Lợi nhuận CTCK tăng trưởng trở lại sau 2 quý thu hẹp, cuộc đua vẫn còn nhiều gay cấn
Các CTCK được tổng hợp số liệu (Ảnh minh họa)

Lợi nhuận tăng trưởng trở lại, sự cạnh tranh vẫn còn khốc liệt

Trong bối cảnh thị trường chứng khoán Việt Nam vừa chịu cú sốc thuế quan tháng 4/2025, số liệu kinh doanh quý I/2025 vừa qua của 38 công ty chứng khoán (CTCK) vẫn ghi nhận kết quả tích cực.

Theo thống kê, tổng doanh thu hoạt động quý I/2025 đạt 18.000 tỷ đồng, xấp xỉ quý IV/2024. Đáng chú ý, lợi nhuận sau thuế tăng 24,33% so với quý trước, đạt 6.090 tỷ đồng, chấm dứt chuỗi hai quý thu hẹp liên tiếp.

Trước khi sự kiện thuế quan 2025 xảy ra, các CTCK đã có một quý kinh doanh tích cực với điểm nhấn từ dư nợ cho vay tiếp tục mở rộng.

Lợi nhuận CTCK tăng trưởng trở lại sau 2 quý thu hẹp, cuộc đua vẫn còn nhiều gay cấn
Kết quả kinh doanh tổng hợp từ 38 CTCK (Chart minh họa)

Sự ganh đua cũng như cạnh tranh khốc liệt giữa các công ty chứng khoán vẫn thể hiện trong số liệu kinh doanh của quý đầu năm 2025.

Về lợi nhuận, các ông lớn TCBS và SSI đã nhanh chóng khẳng định lại vị thế sau khi chứng kiến VPS tạm vượt lên ở quý trước.

Trước khi sự kiện thuế quan 2025 xảy ra, các CTCK đã có một quý kinh doanh tích cực với điểm nhấn từ dư nợ cho vay tiếp tục mở rộng.

Lợi nhuận CTCK tăng trưởng trở lại sau 2 quý thu hẹp, cuộc đua vẫn còn nhiều gay cấn

Chứng khoán TCBS có quý lãi vượt 1.000 tỷ đồng. (Chart minh họa)

Đứng đầu về lợi nhuận, TCBS có kết quả lợi nhuận sau thuế đạt trên 1.000 tỷ đồng, còn SSI đạt 843 tỷ đồng. Trong khi đó, VPS lùi xuống thứ 3 với lợi nhuận sau thuế đạt 734 tỷ đồng.

Các công ty VND, VIX, VCI, VPBankS, MBS, SHS, HCM đều có lợi nhuận đạt trên 200 tỷ đồng.

Tương tự các quý gần đây, tỷ trọng của 2 mảng môi giới và cho vay chứng khoán đều đóng góp gần 50% vào doanh thu hoạt động.

Trong đó, chiến lược cạnh tranh bằng zero-fee tiếp tục giúp các công ty chứng khoán thu được lãi nhiều hơn từ cho vay chứng khoán, lập kỷ lục mới với hơn 6.000 tỷ đồng.

Lợi nhuận CTCK tăng trưởng trở lại sau 2 quý thu hẹp, cuộc đua vẫn còn nhiều gay cấn

Xu hướng thu lãi và thu từ hoạt động mội giới đang trái ngược nhau trong một vài năm trở lại đây. (Chart minh họa)

Còn nguồn thu từ hoạt động môi giới vẫn đang liên tục suy giảm, về dưới 2.900 tỷ đồng trong quý I/2025.

Với sự duy trì thị phần môi giới cao nhất, chứng khoán VPS tiếp tục là công ty có doanh thu từ phí môi giới nhiều nhất, đạt gần 580 tỷ đồng. Xếp sau là SSI (310 tỷ đồng), HSC (164 tỷ đồng), TCBS (152 tỷ đồng).

Lợi nhuận CTCK tăng trưởng trở lại sau 2 quý thu hẹp, cuộc đua vẫn còn nhiều gay cấn

VPS tiếp tục là công ty thu được phí môi giới nhiều nhất nhờ thị phần vượt trội. (Chart minh họa)

Trong khi đó, TCBS lại duy trì được vị thế công ty chứng khoán thu lãi nhiều nhất từ cho vay margin và phải thu, đạt 731 tỷ đồng. Còn SSI, HSC, VPS thu lãi hơn 500 tỷ đồng.

Lợi nhuận CTCK tăng trưởng trở lại sau 2 quý thu hẹp, cuộc đua vẫn còn nhiều gay cấn

Ở top đầu, TCBS và SSI tiếp tục mở rộng dư nợ trong khi HCM đã chững lại.(Chart minh họa)

Quy mô cho cho vay của 38 CTCK được thống kê đã tiếp tục lập kỷ lục mới là 264 nghìn tỷ đồng, tăng trưởng 13,34% so với cuối năm 2024. Đồng thời đây cũng là quý thứ 8 liên tiếp chứng kiến các CTCK mở rộng được dư nợ.

Lợi nhuận CTCK tăng trưởng trở lại sau 2 quý thu hẹp, cuộc đua vẫn còn nhiều gay cấn
Quy mô cho vay và dư địa cho vay của các CTCK (Chart minh họa)

Ba Công ty chứng khoán TCBS, SSI, HSC đều duy trì được quy mô cho vay trên 20.000 tỷ đồng. Tuy nhiên, điểm khác biệt là TCBS và SSI tiếp tục mở rộng được dư nợ trong khi đó HSC đã chững lại ở mốc này do chưa có thêm đợt tăng vốn mới.

Hiện TCBS đã có cho vay tới hơn 30.000 tỷ đồng sau quý I/2025. Còn SSI cũng có những thời điểm đạt quy mô dư nợ 28.000-29.000 tỷ đồng trong quý đầu năm.

Quy mô cho vay 10.000-20.000 tỷ đồng hiện đang có hàng loạt CTCK như Mirae Asset, VPS, VPbankS, MBS, VND, KIS, Vietcap cho thấy sự "chật chội" hơn của các doanh nghiệp thuộc top sau.

Với dự nợ liên tục mở rộng, dư địa cho vay của các CTCK đã lần đầu tiên xuống dưới mức 50% kể từ sau quý I/2022.

Vẫn còn nhiều đợt tăng vốn ở phía trước

Các đợt tăng vốn với mục tiêu để thúc đấy hoạt động cho vay margin đã liên tục xuất hiện trong năm ngoái và vẫn tiếp tục được các CTCK triển khai.

Dấu ấn đáng chú ý nhất trong 3 tháng đầu năm 2025 thuộc về Chứng khoán ACBS với đợt tăng vốn điều lệ từ 7.000 tỷ đồng lên 10.000 tỷ đồng.

Trong khi đó, các kế hoạch tăng vốn trong năm 2025 được cả top đầu và top sau đưa ra. Hiện TCBS đang có kế hoạch phát hành riêng lẻ 118,83 triệu cổ phiếu cho 25 nhà đầu tư chuyên nghiệp trong nửa đầu năm 2025 từ đó có thể làm xáo trộn trật tự ở nhóm dẫn dầu.

Tạm thời, khoảng cách giữa SSI và TCBS vẫn đang sát nhau cuối quý I/2025. Vốn điều lệ của SSI đạt 19.638 tỷ đồng còn TCBS đạt 16.613 tỷ đồng.

Còn HSC vẫn đang chờ thị trường thuận lợi để triển khai đợt phát hành 359,98 triệu cổ phiếu cho các cổ đông hiện hữu, theo tỷ lệ 2:1.

Trước khi sự kiện thuế quan 2025 xảy ra, các CTCK đã có một quý kinh doanh tích cực với điểm nhấn từ dư nợ cho vay tiếp tục mở rộng.

Lợi nhuận CTCK tăng trưởng trở lại sau 2 quý thu hẹp, cuộc đua vẫn còn nhiều gay cấn

Nhiều kế hoạch tăng vốn vẫn đang ở phía trước. (Chart minh họa)

Trong khi đó, nhiều CTCK ở top dưới cũng có kế hoạch tăng vốn. Gần đây, Chứng khoán TCI nối lại tham vọng tăng vốn với kế hoạch nâng vốn gấp 2,6 lần lên 3.000 tỷ đồng thông qua phát hành cổ phiếu ra công chúng với tỷ lệ 1:1 và phát hành riêng lẻ 70 triệu cổ phiếu cho nhà đầu tư ngoại, PAVO CAPITAL HONG KONG LIMITED.

Chứng khoán VTG sau khi được TIN Global Pte. Ltd. (Singapore) thâu tóm 49% cổ phần công bố kế hoạch nâng vốn từ 138 tỷ đồng lên 3.000 tỷ đồng – tăng gấp hơn 21 lần – thông qua chào bán riêng lẻ cho các nhà đầu tư chiến lược.

Trong khi đó KAFI có kế hoạch tăng vốn từ 5.000 tỷ đồng lên 7.500 tỷ đồng trong năm 2025 và dự kiến lên UPCoM trong quý II/2025.

Chứng khoán MBS sẽ phát hành gần 69 triệu cổ phiếu với giá bằng 1/3 thị giá Chứng khoán MBS sẽ phát hành gần 69 triệu cổ phiếu với giá bằng 1/3 thị giá
Thị trường vẫn chịu sức ép, nhóm Chứng khoán có tiền kéo ngược cuối phiên Thị trường vẫn chịu sức ép, nhóm Chứng khoán có tiền kéo ngược cuối phiên

Mai Hương

Đường dẫn bài viết: https://thoidai.com.vn/loi-nhuan-ctck-tang-truong-tro-lai-sau-2-quy-thu-hep-cuoc-dua-van-con-nhieu-gay-can-213190.html

In bài viết