08:40 | 02/05/2025
Triển lãm “VIETNAM 75” mang đến cho công chúng Đức và bạn bè quốc tế bộ sưu tập tranh, ảnh giàu cảm xúc, được sắp xếp theo dòng thời gian từ những ngày đầu của cuộc Cách mạng Việt Nam cho đến thời khắc lịch sử 30/4/1975. Tác phẩm trưng bày tại “VIETNAM 75” là hồi ức, cảm nhận và tiếng nói của những nhân chứng lịch sử - những người từng đồng hành, ủng hộ cuộc kháng chiến chính nghĩa của Việt Nam.
![]() |
Bà Claudia Opitz (bên phải) giới thiệu với Tham tán Công sứ Chu Tuấn Đức về triển lãm. (Ảnh: TTXVN) |
Bà Claudia Opitz, một trong ba người đồng tổ chức triển lãm chia sẻ, dù không thể diễn tả được hết nỗi kinh hoàng của chiến tranh, nhưng “VIETNAM 75” của bà và các cộng sự đã phần nào mô tả được cuộc đấu tranh trường kỳ, gian khổ trong suốt hàng chục năm. Đồng hành cùng bà trong dự án ý nghĩa này là ông Peter Steiniger và ông Sebastian Köpcke - những người bạn quốc tế lâu năm luôn dành tình cảm đặc biệt cho Việt Nam.
![]() |
Ảnh Chủ tịch Hồ Chí Minh, vị lãnh tụ kính yêu của dân tộc Việt Nam, được đặt trang trọng tại triển lãm "VIETNAM 75". (Ảnh: BTC) |
Không dừng lại ở khía cạnh lịch sử, “VIETNAM 75” còn tôn vinh tinh thần đoàn kết quốc tế, đặc biệt là những cá nhân đã góp phần đưa sự thật về chiến tranh Việt Nam đến công chúng thế giới. Triển lãm dành nhiều không gian tri ân các nhà làm phim CHDC Đức như Heynowski & Scheumann, nhiếp ảnh gia nổi tiếng Thomas Billhardt - người từng ghi lại những khoảnh khắc sống động, chân thực về cuộc chiến và con người Việt Nam.
Trả lời phỏng vấn phóng viên TTXVN tại triển lãm, ông Nico, một người bạn Đức của Việt Nam cho rằng, việc tổ chức triển lãm ngay tại rạp Babylon, trung tâm Berlin vào dịp 30/4 có ý nghĩa sâu sắc. “Triển lãm là cơ hội tuyệt vời để du khách quốc tế hiểu rõ hơn về nguyên nhân, diễn biến và hệ lụy của cuộc chiến tại Việt Nam. Các bảng thông tin được thiết kế sinh động, đề cập tới các chủ đề như thời kỳ chống thực dân Pháp, sự chia cắt đất nước, vai trò can thiệp ngày càng sâu của Mỹ và đỉnh điểm là các chiến dịch ném bom nhắm vào dân thường,” ông nói.
Bên cạnh triển lãm, rạp Babylon cũng trình chiếu nhiều bộ phim Cách mạng kinh điển của điện ảnh Việt Nam như: Chị Tư Hậu, Em bé Hà Nội, Làn sóng mới… Các bộ phim được phụ đề bằng ba thứ tiếng: Việt, Anh và Đức, tạo điều kiện để khán giả nhiều quốc gia dễ dàng tiếp cận và cảm nhận tinh thần dân tộc, khát vọng độc lập của người Việt qua ngôn ngữ điện ảnh. Đặc biệt, cộng đồng người Việt tại Đức, nhất là thế hệ thứ hai, thứ ba, bày tỏ sự hào hứng khi được xem lại những tác phẩm điện ảnh gắn liền với lịch sử quê hương.
![]() Ngày 25/4, Trung tâm Lưu trữ quốc gia II khai mạc triển lãm chuyên đề “Non sông liền một dải” tại số 2 Ter Lê Duẩn (quận 1, Thành phố Hồ Chí Minh), nhân kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước. Triển lãm trưng bày hơn 200 tài liệu với gần 450 trang văn bản, hình ảnh, bản đồ quý hiếm, được lưu trữ và sưu tầm trong suốt gần nửa thế kỷ qua từ nhiều nguồn trong và ngoài nước. |
![]() Tại Triển lãm “50 Hành trình - Một Tương lai Xanh” do VinFast tổ chức, 50 chiếc xe máy điện độc bản là 50 câu chuyện từ quá khứ, hiện tại tới tương lai kể về hành trình xây dựng, gìn giữ và phát triển đất nước. |
Tú Anh (tổng hợp)