WHO ra mắt nền tảng mới cung cấp thuốc điều trị ung thư miễn phí cho hàng nghìn trẻ em

16:11 | 12/02/2025

Tổ chức Y tế thế giới (WHO) đã ra mắt một nền tảng mới cung cấp thuốc điều trị ung thư miễn phí cho hàng nghìn trẻ em sống ở các quốc gia có thu nhập thấp và trung bình. Cùng với đó, các nhà nghiên cứu Australia và New Zealand đã phát triển một phương pháp điều trị mới cho bệnh sarcoma ở trẻ em bằng cách sử dụng các tế bào miễn dịch được thiết kế đặc biệt.
Tổ chức ReSurge International, VUFO tiếp tục hợp tác hỗ trợ trẻ em mắc dị tật bẩm sinh
Việt Nam tiếp tục là điểm đến yêu thích nhất của các gia đình Hàn Quốc có trẻ em

Trong giai đoạn đầu thử nghiệm dự án, WHO cho biết những loại thuốc đầu tiên đã được chuyển đến Mông Cổ và Uzbekistan. Các lô hàng tiếp theo được lên kế hoạch gửi tới Ecuador, Jordan, Nepal và Zambia. Các phương pháp điều trị dự kiến sẽ tiếp cận khoảng 5.000 trẻ em bị ung thư trong năm nay tại ít nhất 30 bệnh viện ở 6 quốc gia nêu trên.

WHO khẳng định các quốc gia trong giai đoạn thử nghiệm sẽ nhận được nguồn cung cấp không bị gián đoạn các loại thuốc điều trị ung thư cho trẻ được đảm bảo chất lượng mà không mất chi phí.

WHO cho biết tỷ lệ sống sót ung thư ở trẻ em tại các quốc gia có thu nhập thấp và trung bình thường dưới 30%, so với khoảng 80% ở các quốc gia có thu nhập cao.

WHO ra mắt nền tảng mới cung cấp thuốc điều trị ung thư miễn phí cho hàng nghìn trẻ em
Theo ước tính của WHO, có khoảng 400.000 trẻ em trên toàn thế giới mắc bệnh ung thư mỗi năm.

Sau khi hoàn thành giai đoạn thử nghiệm, WHO kỳ vọng nền tảng này sẽ tiếp cận 50 quốc gia trong vòng 5 - 7 năm tới, cung cấp thuốc cho khoảng 120.000 trẻ em.

Theo ước tính của WHO, có khoảng 400.000 trẻ em trên toàn thế giới mắc bệnh ung thư mỗi năm, hầu hết trẻ em trong số đó sống trong các môi trường hạn chế về nguồn lực. Hậu quả là có khoảng 70% trẻ em từ các môi trường này chết vì ung thư do các yếu tố như thiếu điều trị thích hợp, gián đoạn điều trị hoặc thuốc kém chất lượng.

WHO cho biết việc cung cấp thuộc điều trị miễn phí sẽ tiếp tục sau giai đoạn thử nghiệm và nền tảng đang nỗ lực phát triển tính bền vững dài hạn.

Trong khi đó, các nhà nghiên cứu Australia và New Zealand đã phát triển một phương pháp điều trị mới cho bệnh sarcoma ở trẻ em bằng cách sử dụng các tế bào miễn dịch được thiết kế đặc biệt.

Cụ thể, theo nghiên cứu công bố ngày 12/2, nhóm do các nhà khoa học thuộc trường Đại học Queensland dẫn đầu đã phát triển một chiến lược điều trị căn bệnh này, sử dụng tế bào miễn dịch đã được biến đổi - còn gọi là "tế bào sát thủ" - để nhận diện và tiêu diệt các khối u sarcoma.

Giáo sư Wayne Nicholls, đồng tác giả nghiên cứu, làm việc tại Trung tâm Nghiên cứu miễn dịch trẻ em Ian Frazer thuộc Đại học Queensland - nhấn mạnh sarcoma là nguyên nhân gây tử vong hàng đầu ở nhóm tuổi từ 10 - 30 và trong suốt 40 năm qua, tỷ lệ sống sót sau khi mắc căn bệnh này không hề được cải thiện. GS cho biết, đến nay không có liệu pháp đột phá nào trong điều trị khối u rắn ở trẻ em. Đây là một bước tiến quan trọng giúp mở ra hướng điều trị mới cho bệnh nhân.

Trong khi đó, Tiến sĩ Fernando Guimaraes - trưởng nhóm nghiên cứu - khẳng định rằng phát hiện trên có thể giúp cứu sống nhiều bệnh nhân.

Ngoài Đại học Queensland, nghiên cứu trên còn có sự đóng góp của các nhà khoa học làm việc tại Bệnh viện Nhi Queensland, Đại học New South Wales (cùng của Australia) và Đại học Otago (New Zealand).

UNFPA tiếp tục hỗ trợ phụ nữ và trẻ em gái bị bạo lực tại Thanh Hóa UNFPA tiếp tục hỗ trợ phụ nữ và trẻ em gái bị bạo lực tại Thanh Hóa
Ban hành Bộ Quy tắc ứng xử về bảo vệ trẻ em trên môi trường mạng Ban hành Bộ Quy tắc ứng xử về bảo vệ trẻ em trên môi trường mạng

Kim Hảo (t/h)

Đường dẫn bài viết: https://thoidai.com.vn/who-ra-mat-nen-tang-moi-cung-cap-thuoc-dieu-tri-ung-thu-mien-phi-cho-hang-nghin-tre-em-210127.html

In bài viết