Đưa thêm gần 400 người Việt Nam bị mắc kẹt tại Myanmar về nước

09:30 | 30/12/2023

Ngày 30/12, Bộ Ngoại giao cùng các cơ quan chức năng trong nước, các cơ quan đại diện Việt Nam ở khu vực đã phối hợp đưa thêm gần 400 công dân về nước bằng đường bộ.
Đưa 338 công dân Việt Nam mắc kẹt tại Myanmar về nước an toàn
Tiếp tục tổ chức các chuyến bay miễn phí đưa công dân từ bắc bang Shan, Myanmar về nước

Đây là đợt sơ tán thứ hai sau đợt thứ nhất từ ngày 4 đến 6/12, nâng tổng số công dân được sơ tán lên gần 1.400 người. Toàn bộ chi phí đưa công dân về nước được Chính phủ chi trả. Bên cạnh đó, Việt Nam cũng hỗ trợ sơ tán một công dân Nepal khỏi Myanmar.

Trong bối cảnh tình hình xung đột tại khu vực phía Bắc Myanmar tiếp tục diễn biến phức tạp, Bộ Ngoại giao khuyến cáo công dân không đến các khu vực này, tuân thủ hướng dẫn của Đại sứ quán Việt Nam tại Myanmar và các cơ quan chức năng sở tại; nếu đang ở các khu vực có khả năng xảy ra giao tranh cần chủ động sơ tán người và tài sản về khu vực an toàn; khẩn trương liên hệ với cơ quan chức năng Việt Nam trong trường hợp cần sự trợ giúp.

Công dân Việt Nam từ Myanmar làm thủ tục nhập cảnh tại Sân bay quốc tế Nội Bài, Hà Nội, rạng sáng 5/12/2023. Ảnh: Văn Điệp/ TTXVN
Công dân Việt Nam từ Myanmar làm thủ tục nhập cảnh tại Sân bay quốc tế Nội Bài, Hà Nội, rạng sáng 5/12/2023. Ảnh: Văn Điệp/ TTXVN.

Bộ Ngoại giao nhắc lại cảnh báo, để bảo đảm quyền và lợi ích chính đáng của công dân khi lao động ở nước ngoài, công dân cần cảnh giác trước những lời mời chào ra nước ngoài làm “việc nhẹ lương cao”, không yêu cầu bằng cấp trình độ, không có hợp đồng, không thông qua doanh nghiệp, tổ chức phái cử lao động…, tránh trở thành đối nạn nhân của bóc lột sức lao động, tội phạm mua bán người hoặc đối tượng cư trú bất hợp pháp.

Trước đó, khoảng giữa tháng 12, Trung Quốc tuyên bố quân đội Myanmar và 3 nhóm quân nổi dậy - Quân đội Liên minh Dân chủ Quốc gia Myanmar (MNDAA), Quân đội Giải phóng Quốc gia Ta'ang (TNLA) và Quân đội Arakan (AA) - đã đồng ý tạm ngừng bắn sau các cuộc đàm phán ở Trung Quốc.

Tuy nhiên, bất chấp lệnh ngừng bắn này, xung đột tại Myanmar vẫn tiếp diễn.

Trường hợp công dân, người thân của công dân ở Myanmar cần giúp đỡ, đề nghị liên hệ:

- Đại sứ quán Việt Nam tại Myanmar: +95 966088 8998, email: [email protected];

- Tổng đài Bảo hộ công dân của Cục Lãnh sự, Bộ Ngoại giao: +84 981 84 84 84; +84 965 41 11 18; email: [email protected].

Bộ Ngoại giao đưa ra 3 khuyến cáo đối với công dân Việt Nam tại Myanmar Bộ Ngoại giao đưa ra 3 khuyến cáo đối với công dân Việt Nam tại Myanmar
Trước tình hình an ninh tại một số bang miền Bắc Myanmar đang có những diễn biến phức tạp, Bộ Ngoại giao đã đưa ra 3 khuyến cáo với công dân Việt Nam.
Khoảng 700 công dân Việt Nam tại Myanmar đang ở khu vực tạm thời an toàn Khoảng 700 công dân Việt Nam tại Myanmar đang ở khu vực tạm thời an toàn
Ngày 23/11, tại họp báo thường kỳ của Bộ Ngoại giao, trả lời câu hỏi về công tác bảo hộ công dân Việt Nam tại Myanmar, Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Phạm Thu Hằng cho biết, có khoảng 700 công dân Việt Nam ở khu vực tạm thời an toàn, nhiều trường hợp khác chờ xác minh.

Minh Anh (TH)

Đường dẫn bài viết: https://thoidai.com.vn/dua-them-gan-400-nguoi-viet-nam-bi-mac-ket-tai-myanmar-ve-nuoc-195110.html

In bài viết