Đặc sắc Festival văn hóa cồng chiêng tỉnh Gia Lai 2023

10:59 | 20/09/2023

Phó Chủ tịch UBND tỉnh Gia Lao vừa ký ban hành Kế hoạch tổ chức Festival văn hóa cồng chiêng tỉnh năm 2023 với chủ đề “Gia Lai-những sắc màu văn hóa”. Đây sẽ là sự kiện văn hóa đặc sắc, hứa hẹn nhiều hoạt động hấp dẫn, thu hút du khách.
Mù Cang Chải: Khai mạc Festival Dù lượn “Bay trên mùa vàng 2023”
"Lễ hội mùa hè" tại Đà Nẵng: giới thiệu văn hóa đặc sắc của Nhật Bản

Theo kế hoạch, Festival văn hóa cồng chiêng năm 2023 sẽ diễn ra trong 2 ngày 11 - 12/11, tại Tp. Pleiku với Chủ đề “Gia Lai - Những sắc màu văn hóa". Tham gia Festival dự kiến có khoảng 1.000 nghệ nhân DTTS đến từ 17 huyện, thị xã, thành phố trong tỉnh và các tỉnh Tây Nguyên.

Lễ khai mạc diễn ra lúc 20 giờ 10 phút ngày 11/11 tại Quảng trường Đại Đoàn Kết. Lễ bế mạc diễn ra lúc 19 giờ 30 phút ngày 12/11 với chương trình nghệ thuật tổng hợp, đêm hội cồng chiêng của 17 huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh Gia Lai và đoàn các tỉnh tham gia, hứa hẹn đặc sắc, hấp dẫn.

Festival văn hóa cồng chiêng tỉnh Gia Lai năm 2023 sẽ được diễn ra tại khu vực Quảng trường Đại Đoàn Kết, Tp. Pleiku
Festival văn hóa cồng chiêng tỉnh Gia Lai năm 2023 sẽ được diễn ra tại khu vực Quảng trường Đại Đoàn Kết, Tp. Pleiku. Ảnh: Báo Dân tộc và phát triển.

Trong khuôn khổ Festival sẽ diễn ra các hoạt động gồm: Lễ hội đường phố, sinh hoạt văn hóa cộng đồng; giới thiệu lễ hội, nghi thức văn hóa dân gian truyền thống; trưng bày, triển lãm nhạc cụ Tây Nguyên, ảnh nghệ thuật về văn hóa Gia Lai; giới thiệu về di tích quốc gia đặc biệt và bảo vật quốc gia của tỉnh Gia Lai; Giới thiệu văn hoá ẩm thực Tây Nguyên; trình diễn đan lát, dệt vải, tạc tượng; chương trình trải nghiệm tour du lịch Gia Lai.

Theo Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Gia Lai Nguyễn Thị Thanh Lịch, Festival là sự kiện nhằm tôn vinh giá trị của không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên theo tinh thần Chương trình hành động nhằm phục hồi, bảo tồn và phát huy giá trị của Di sản Văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại; tuyên truyền, vận động bà con giữ gìn, phát huy bản sắc văn hóa, truyền thống của cộng đồng các dân tộc Việt Nam.

Đây cũng là dịp để các dân tộc các tỉnh Tây Nguyên gặp gỡ, giao lưu văn hóa, trao đổi học hỏi kinh nghiệm trong công tác bảo tồn, phát huy và quảng bá không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên. Đồng thời, tạo điều kiện để giới thiệu hình ảnh Gia Lai đến bạn bè trong nước và quốc tế, mở rộng cơ hội đón nhận đầu tư, liên kết các tỉnh Tây Nguyên phát triển vùng đảm bảo về an ninh-chính trị, phát triển kinh tế-xã hội, thu hút du lịch thông qua hình thức lễ hội, quảng bá bản sắc văn hóa các dân tộc Tây Nguyên.

Festival là dịp để các dân tộc các tỉnh Tây Nguyên gặp gỡ, giao lưu văn hóa, trao đổi học hỏi kinh nghiệm trong công tác bảo tồn, phát huy và quảng bá Không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên. Ảnh: Phương Vi
Festival là dịp để các dân tộc các tỉnh Tây Nguyên gặp gỡ, giao lưu văn hóa, trao đổi học hỏi kinh nghiệm trong công tác bảo tồn, phát huy và quảng bá Không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên. Ảnh: Phương Vi.

UBND tỉnh Gia Lai yêu cầu các hoạt động tham gia Festival phải được chọn lọc và mang đậm bản sắc văn hóa dân tộc, địa phương; đảm bảo chất lượng, nội dung nghệ thuật, tính dân tộc, đa dạng phong phú, độc đáo và có tính tuyên truyền giáo dục cao. Các nội dung hoạt động của Festival tạo không khí vui tươi, phấn khởi, an toàn, tiết kiệm…

Di sản văn hóa Không gian văn hóa Cồng chiêng Tây Nguyên được UNESCO ghi danh là Kiệt tác truyền khẩu và di sản văn hóa phi vật thể của nhân loại (2005), sau được chuyển sang danh sách Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại (2008).

Không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên trải rộng suốt 5 tỉnh Kon Tum, Gia Lai, Đăk Lăk, Đăk Nông, Lâm Đồng và chủ nhân của loại hình văn hóa đặc sắc này là cư dân các dân tộc Tây Nguyên: Bana, Xêđăng, Mnông, Cơho, Rơmăm, Êđê, Giarai... Cồng chiêng gắn bó mật thiết với cuộc sống của người Tây Nguyên, là tiếng nói của tâm linh, tâm hồn con người, để diễn tả niềm vui, nỗi buồn trong cuộc sống, trong lao động và sinh hoạt hàng ngày của họ.

Theo quan niệm của người Tây Nguyên, đằng sau mỗi chiếc cồng, chiêng đều ẩn chứa một vị thần. Cồng chiêng càng cổ thì quyền lực của vị thần càng cao. Cồng chiêng còn là tài sản quý giá, biểu tượng cho quyền lực và sự giàu có.

Trong lễ công bố Văn hóa Cồng chiêng Tây Nguyên là kiệt tác văn hóa phi vật thể của nhân loại, ông Koichiro Matsuura - Tổng Giám đốc UNESCO đã phát biểu: “Tôi đã được thưởng thức loại hình âm nhạc cồng chiêng rất riêng của Việt Nam và cũng được thấy những nhạc cụ rất độc đáo trong dàn nhạc cồng chiêng của các dân tộc Tây Nguyên. Đây là nét văn hóa truyền thống rất riêng của Việt Nam, rất tuyệt vời và đặc sắc. Việc công nhân Danh hiệu Kiệt tác di sản văn hóa phi vật thể và truyền khẩu của nhân loại đối với Văn hóa Cồng chiêng Tây Nguyên là rất xứng đáng”.

Nghệ nhân Ba Na tích cực bảo tồn văn hóa cồng chiêng Nghệ nhân Ba Na tích cực bảo tồn văn hóa cồng chiêng
Nghệ nhân A Hưng (62 tuổi) ở thôn Kon Rờ Bàng 1 (xã Vinh Quang, thành phố Kon Tum) là một trong những tấm gương sáng nỗ lực truyền dạy cồng chiêng, âm nhạc dân gian cho thế hệ trẻ. Qua đó, góp phần gìn giữ, bảo tồn di sản cồng chiêng, nét đẹp văn hóa của dân tộc Ba Na.
Dự án Tomodachi - Tình bạn: 5 thí sinh xuất sắc sẽ được đến Nhật Bản giao lưu văn hóa Dự án Tomodachi - Tình bạn: 5 thí sinh xuất sắc sẽ được đến Nhật Bản giao lưu văn hóa
5 thí sinh được chọn sẽ đến Nhật Bản tham gia một số hoạt động như: thăm và giao lưu với Đại sứ quán Việt Nam tại Nhật Bản, giao lưu với học sinh một trường học tại Nhật và cùng hát giao lưu với các bạn Nhật Bản ca khúc Tomodachi - Tình bạn.

Tuấn Quỳnh (TH)

Đường dẫn bài viết: https://thoidai.com.vn/dac-sac-festival-van-hoa-cong-chieng-tinh-gia-lai-2023-191295.html

In bài viết