Hóa thạch đáng chú ý tiết lộ loài sứa sống cách đây 505 triệu năm

06:38 | 03/08/2023

Loài sứa Burgessomedusa phasmiformis sống trong các đại dương của Trái đất cách đây 505 triệu năm đã được phát hiện trên dãy núi Rocky của Canada. Các nhà nghiên cứu đã tìm thấy 182 hóa thạch ở địa điểm hóa thạch Burgess Shale nổi tiếng.
Các nhà khoa học Nga tìm ra phương pháp mới sản xuất hydro tinh khiết Các nhà khoa học Nga tìm ra phương pháp mới sản xuất hydro tinh khiết
SFU đã nghiên cứu một cấu trúc đặc biệt của điện cực tế bào để tách nước quang điện hóa gồm một tinh thể quang tử và một lớp mỏng titan nitrua được ngăn cách bởi một lớp bán dẫn.
Biến nước biển lạnh giá thành nhiệt lượng sưởi ấm Biến nước biển lạnh giá thành nhiệt lượng sưởi ấm
Để chuyển đổi từ nhiên liệu hóa thạch, thủ đô Helsinki của Phần Lan đang tìm cách khai thác nguồn tài nguyên dồi dào: nước biển sâu.

Các hóa thạch thuộc về một loài sứa chưa được biết đến trước đây, được gọi là Burgessomedusa phasmiformis, cho thấy những sinh vật này đã tiến hóa như thế nào hàng triệu năm trước.

Theo Tiến sĩ Jean-Bernard Caron - Người phụ trách mảng Cổ sinh vật học không xương sống Richard Ivey của Bảo tàng Hoàng gia Ontario (Toronto, Canada), các mẫu sứa được tìm thấy ở Burgess Shale cung cấp về sự sống trong kỷ Cambri của Trái đất khoảng 540 triệu năm trước. Giống như những sinh vật thân mềm khác được tìm thấy tại địa điểm này, những hóa thạch sứa được bảo quản đặc biệt tốt là một phát hiện đáng chú ý vì các động vật thân mềm được cấu tạo từ 95% là nước. Con sứa có chiều dài khoảng 8 inch (20 cm).

Hóa thạch đáng chú ý tiết lộ loài sứa sống cách đây 505 triệu năm 2

Phiến đá cho thấy một con sứa Burgessomedusa phasmiformis hình chuông lớn (phải) và một con nhỏ có xúc tu

Vô số hóa thạch Burgessomedusa phasmiformis tại địa điểm này cho thấy những con sứa lớn hình chuông đang bơi có niên đại hơn 500 triệu năm trước. Nhiều hóa thạch ban đầu được thu thập tại Burgess Shale vào những năm 1980 và 1990 trong các cuộc khai quật được tiến hành dưới thời ông Desmond Collins, người phụ trách cổ sinh vật không xương sống của Bảo tàng Hoàng gia Ontario.

Burgess Shale ở trên dãy núi Rocky thuộc tỉnh British Columbia (Canada). Burgess Shale lần đầu tiên được phát hiện vào năm 1909 bởi Charles D. Walcott, thư ký của Viện Smithsonian ở Washington, DC (Mỹ). Đây là di sản thế giới được UNESCO công nhận. Địa điểm 508 triệu năm tuổi này là một mỏ vàng chứa các hóa thạch được bảo quản tốt, bao gồm nhiều hóa thạch của động vật thân mềm. Những mẫu vật đó bao gồm những sinh vật hiện đã tuyệt chủng không liên quan đến bất kỳ dạng sống hiện tại nào trên Trái đất.

Hóa thạch đáng chú ý tiết lộ loài sứa sống cách đây 505 triệu năm 3

Mỏ đá Raymond ở Burgess Shale, nơi các hóa thạch được tìm thấy trên vùng núi cao trong Công viên Quốc gia Yoho, tỉnh British Columbia (Canada)

Các hóa thạch phức tạp của Burgessomedusa phasmiformis hiện đang được trưng bày tại Bảo tàng Hoàng gia Ontario như một phần của bộ sưu tập Burgess Shale.

Theo nghiên cứu mới, loài sứa này sở hữu tới 90 xúc tu giống như ngón tay, nhô ra khỏi cơ thể hình chuông của sinh vật giống như các sợi dây ở cuối một tấm thảm tua. Với 90 xúc tu tóm lấy con mồi, đây có thể cũng là một loài săn mồi biển đáng gờm.

“Việc tìm thấy những loài động vật vô cùng tinh tế được bảo tồn trong các lớp đá trên đỉnh những ngọn núi này là một khám phá kỳ diệu. Burgessomedusa làm tăng thêm sự phức tạp của lưới thức ăn kỷ Cambri. Điều này bổ sung thêm một loài động vật đáng chú ý khác mà Burgess Shale đã bảo tồn ghi lại quá trình tiến hóa của sự sống trên Trái đất”, Tiến sĩ Jean-Bernard Caron cho biết.

Đây là những loài ký sinh khủng khiếp nhất Trái Đất, khởi động chiến dịch y tế lớn nhất lịch sử loài người Đây là những loài ký sinh khủng khiếp nhất Trái Đất, khởi động chiến dịch y tế lớn nhất lịch sử loài người
Giữa hàng ngàn những tiêu đề về Ebola hay Zika, đây là tin tốt mà chúng ta nên chú ý tới.
91 loài mới được phát hiện tại Việt Nam, trong đó có 85 loài đặc hữu 91 loài mới được phát hiện tại Việt Nam, trong đó có 85 loài đặc hữu
Báo cáo của Tổ chức Quốc tế về Bảo tồn Thiên nhiên (WWF) thấy, trong năm 2020, có tới 91 loài mới đã được phát hiện tại Việt Nam, trong đó có 85 loài đặc hữu.

Khôi Nguyên (Theo CNN)

Đường dẫn bài viết: https://thoidai.com.vn/hoa-thach-dang-chu-y-tiet-lo-loai-sua-song-cach-day-505-trieu-nam-189573.html

In bài viết