Giá dầu tiếp tục tăng mạnh bởi kỳ vọng OPEC+ hạ sản lượng

14:25 | 25/05/2023

Mùa cao điểm lái xe tại Mỹ đang chuẩn bị bắt đầu, nhu cầu nhiên liệu được dự báo sẽ tăng cao.
Giá dầu tăng trở lại bởi kỳ vọng nhu cầu lên mạnh Giá dầu tăng trở lại bởi kỳ vọng nhu cầu lên mạnh
Đà tăng của giá dầu tuy nhiên chịu hạn chế bởi đồng USD tăng giá, ngoài ra thị trường chờ đợi thông tin rõ ràng về các cuộc đối thoại liên quan đến vấn đề trần nợ Mỹ.
Tuyên bố của Bộ trưởng Năng lượng Saudi Arabia đẩy giá dầu tăng mạnh Tuyên bố của Bộ trưởng Năng lượng Saudi Arabia đẩy giá dầu tăng mạnh
Cả hai loại giá dầu được kỳ vọng sẽ tiếp tục tăng trong những phiên tới bởi số liệu từ Viện Xăng dầu Mỹ (API) cho thấy dự trữ dầu thô và xăng giảm sâu trong tuần vừa qua, theo những nguồn tin thị trường.

Giá dầu tăng hơn 1% trong phiên giao dịch ngày thứ Tư sau thông tin dự trữ dầu thô của Mỹ bất ngờ giảm. Ngoài ra, cảnh báo từ Bộ trưởng Năng lượng Saudi Arabia khiến cho thêm nhiều người dự báo về khả năng OPEC+ sẽ tiếp tục cắt giảm sản lượng.

Đóng cửa phiên giao dịch trên thị trường London, giá dầu Brent giao hợp đồng tương lai tăng 1,4USD/thùng tương đương 1,8% lên 78,24USD/thùng. Thị trường New York, giá dầu thô ngọt nhẹ WTI giao hợp đồng tương lai tăng 1,27USD/thùng tương đương 1,7% lên 74,18USD/thùng.

Dự trữ dầu thô của Mỹ bất ngờ giảm, mức hạ ghi nhận 1,25 triệu thùng trong tuần vừa qua xuống 455,2 triệu thùng dầu, theo Cơ quan Thông tin Năng lượng Quốc tế (EIA) công bố vào ngày thứ Tư. Các chuyên gia phân tích trong khi đó đã dự báo về con số dự trữ dầu thô tăng 800.000 thùng.

Dự trữ nhiên liệu đồng thời giảm. Dự trữ xăng giảm 2,1 triệu thùng trong tuần vừa qua xuống 216,3 triệu thùng, theo EIA. Dự trữ các sản phẩm năng lượng khác giảm ước tính khoảng 600.000 thùng trong tuần xuống 105,7 triệu thùng.

Mùa cao điểm lái xe tại Mỹ đang chuẩn bị bắt đầu, nhu cầu nhiên liệu được dự báo sẽ tăng cao.

“Các doanh nghiệp lọc dầu đang tăng năng suất lên ngưỡng tối đa, họ cố gắng đáp ứng được nhu cầu”, chuyên gia phân tích tại tổ chức Price Futures Group – ông Phil Flynn phân tích.

Ông Flynn đồng thời nhận xét: “Diễn biến của giá dầu phụ thuộc nhiều vào vấn đề trần nợ và lãi suất chứ thực tế chưa chịu ảnh hưởng quá nhiều bởi các yếu tố cung cầu vốn đã bị có nhiều hạn chế trong vài tuần gần đây”.

Bộ trưởng Năng lượng Saudi Arabia nói rằng những người bán khống, nhóm nhà đầu tư trục lợi từ việc kỳ vọng giá xuống, sẽ phải chịu hậu quả.

Một số nhà đầu tư coi đây như dấu hiệu cho thấy rằng nhóm nước thuộc OPEC+ sẽ cân nhắc tiếp tục giảm sản lượng trong cuộc họp vào ngày 4/6/2023.

“Giá dầu đang tăng cao hơn, nhờ vào cảnh báo từ Bộ trưởng Năng lượng Saudi Arabia”, chuyên gia phân tích cao cấp tại quỹ OANDA – ông Craig Erlam.

Ngoài ra, thông tin khác ảnh hưởng đến thị trường năng lượng chính là việc thêm một vòng đàm phán liên quan đến vấn đề trần nợ vào ngày thứ Ba đã kết thúc mà không có dấu hiệu sớm có biến chuyển tích cực nào.

Phiên ngày thứ Tư trên thị trường chứng khoán Mỹ, tâm lý thị trường cũng chịu ảnh hưởng bởi việc các cuộc đối thoại liên quan đến trần nợ bế tắc.

Chỉ số bình quân công nghiệp Dow Jones giảm phiên ngày thứ Tư khi mà các nhà hoạch định chính sách Mỹ chật vật trong việc đạt được thỏa thuận về mức trần nợ Mỹ, thực tế này không khỏi khiến nhiều người lo sợ về khả năng vỡ nợ.

Đóng cửa phiên giao dịch, chỉ số bình quân công nghiệp Dow Jones hạ 255,59 điểm tương đương 0,77% xuống 32.799,92 điểm; chỉ số S&P 500 hạ 0,73% xuống 4.115,24 điểm còn chỉ số Nasdaq hạ 0,61% xuống 12.484,16 điểm.

Chủ tịch Hạ viện Kevin McCarthy trong cuộc họp báo vào cuối buổi sáng cho biết hiện các nhà đàm phán Mỹ vẫn còn đối đầu về mức trần chi tiêu, họ đổ lỗi cho các chính trị gia Đảng Dân chủ về việc đã chậm hành động. Ông McCarthy cũng nói rằng ông tin nhóm đàm phán sẽ có thể có kết quả tích cực ngay trong thời gian vài ngày tới.

“Tôi nghĩ rằng đó cũng là điều bình thường. Sẽ là hợp lý nếu năm sau chúng ta chi tiêu ít hơn năm nay. Ngay cả các hộ gia đình cũng phải học cách cân đối chi tiêu kiểu như vậy”, ông Carthy nhấn mạnh.

Bộ trưởng Tài chính Mỹ Janet Yellen trước đây từng cảnh báo các nhà hoạch định chính sách Mỹ về khả năng nước Mỹ vỡ nợ vào đầu tháng 6/2023. Vào ngày thứ Tư, bà nhấn mạnh bà vốn đã chứng kiến một số những áp lực trong hệ thống tài chính bởi xuất hiện ngày một nhiều nỗi lo về khả năng Mỹ có thể trải qua đợt vỡ nợ đầu tiên trong lịch sử.

Thị trường hiện vẫn đang trong trạng thái bị bán bởi nhiều yếu tố bao gồm việc trước đó nhà đầu tư đã mua quá mức, nỗi lo về trần nợ Mỹ khi thời điểm 1/6/2023 đến gần, theo phân tích của CEO quỹ Park Investments – ông Adam Sarhan phân tích.

“Khi nỗi sợ dâng cao, nhà đầu tư thường bán ra trước và rồi sau đó mới tính toán xem họ sẽ tiếp tục làm gì”, ông Sarhan nhấn mạnh.

Thị trường chứng khoán vẫn duy trì ở mức thấp ngay cả khi những biên bản từ cuộc họp gần nhất của Fed phát đi thông điệp về sự bất ổn liên quan đến việc liệu Ngân hàng Trung ương Mỹ có tiếp tục nâng lãi suất vào tháng 6/2023 hay không.

Thông tin từ các biên bản họp của Fed cho thấy rằng quyết định nâng lãi suất trong cuộc họp lần tới sẽ tùy thuộc vào các dữ liệu chuẩn bị được công bố.

Đồng USD yếu sẽ mang đến “cú huých” tăng trưởng cho kinh tế toàn cầu? Đồng USD yếu sẽ mang đến “cú huých” tăng trưởng cho kinh tế toàn cầu?
Việc Fed thắt chặt chính sách đã khiến cho đồng USD tăng mạnh trong năm ngoái lên ngưỡng cao nhất trong nhiều thập kỷ so với nhiều loại tiền tệ khác như đồng euro và đồng yên.
Chứng khoán Mỹ mất điểm bởi các nỗi lo kinh tế Chứng khoán Mỹ mất điểm bởi các nỗi lo kinh tế
Bộ trưởng Tài chính Mỹ Janet Yellen tái xác nhận rằng Mỹ đương đầu với rủi ro vỡ nợ ngay từ ngày 1/6/2023 nếu Nhà Trắng và Quốc hội Mỹ không thể đi đến được một thỏa thuận.

Trung Mến

Đường dẫn bài viết: https://thoidai.com.vn/gia-dau-tiep-tuc-tang-manh-boi-ky-vong-opec-ha-san-luong-186364.html

In bài viết