Báo Nga: Việt Nam có nền kinh tế số phát triển nhanh nhất khu vực

06:57 | 25/05/2023

Báo Sự thật Komsomol nhận định Việt Nam hiện là quốc gia mới nổi mạnh mẽ với 100 triệu dân, một trong những nền kinh tế kỹ thuật số phát triển nhanh nhất trong khu vực với tốc độ tăng trưởng 38%/năm.
HSBC tin Việt Nam trong nhóm nền kinh tế tăng trưởng mạnh nhất châu Á năm 2023 HSBC tin Việt Nam trong nhóm nền kinh tế tăng trưởng mạnh nhất châu Á năm 2023
Hợp tác Việt Nam - Indonesia: Giao lưu văn hóa song hành với phát triển kinh tế Hợp tác Việt Nam - Indonesia: Giao lưu văn hóa song hành với phát triển kinh tế
Báo Nga: Việt Nam có nền kinh tế số phát triển nhanh nhất khu vực | Truyền thông | Vietnam+ (VietnamPlus)
Thủ tướng Phạm Minh Chính tiếp Chủ tịch Đảng Nước Nga Thống nhất Dmitry Medvedev. (Ảnh: Dương Giang/TTXVN).

Ngày 24/5, nhân chuyến thăm Việt Nam của Chủ tịch đảng Nước Nga Thống nhất, Phó Chủ tịch Hội đồng An ninh Liên bang Nga Dmitry Medvedev, báo Sự thật Komsomol - tờ báo lớn và có uy tín tại Nga, đã đăng tải bài viết đánh giá về tiềm năng và triển vọng trong quan hệ Nga-Việt Nam trong tình hình hiện nay.

Bài viết nhận định Việt Nam hiện là một quốc gia mới nổi mạnh mẽ với 100 triệu dân, một trong những nền kinh tế kỹ thuật số phát triển nhanh nhất trong khu vực với tốc độ tăng trưởng cao và có triển vọng trở thành nền kinh tế kỹ thuật số lớn thứ hai ở Đông Nam Á vào năm 2025.

Đánh giá về quan hệ song phương, bài viết nhấn mạnh quan hệ Nga-Việt Nam có lịch sử phong phú và lâu dài được kiểm chứng qua thời gian.

Năm 1950, Liên Xô là một trong những nước đầu tiên thiết lập quan hệ ngoại giao với Việt Nam, giúp Việt Nam trong các cuộc kháng chiến giải phóng dân tộc và phát triển đất nước.

Sau thời gian trầm lắng do những biến động ở nước Nga, hợp tác song phương Việt Nam-Nga đã trở lại cấp nhà nước sau chuyến thăm Việt Nam của Tổng thống Nga Vladimir Putin vào năm 2011.

Năm 2012, hai nước nâng cấp quan hệ lên mức đối tác chiến lược toàn diện. Hiện Việt Nam chỉ duy trì quan hệ ở mức độ cao như vậy với 4 nước (Trung Quốc, Nga, Ấn Độ và Hàn Quốc).

Bài viết nhấn mạnh trong quan hệ quốc tế, Việt Nam thực thi chính sách cân bằng giữa các nước lớn trên cơ sở tôn trọng lợi ích quốc gia và khá thành công khi trở thành một điểm phát triển địa chính trị mới trong khu vực, trong đó có việc các nhà máy lớn nhất trên thế giới đang từng bước tiến hành hoạt động sản xuất trên lãnh thổ Việt Nam.

Bài báo kết luận, điều quan trọng về mặt chiến lược đối với Nga, là duy trì Việt Nam đóng vai trò một cửa ngõ đi vào châu Á, để tăng cường hợp tác thương mại và các lĩnh vực then chốt khác giữa hai nước.

Theo Quang Vinh (TTXVN/Vietnam+)

https://www.vietnamplus.vn/bao-nga-viet-nam-co-nen-kinh-te-so-phat-trien-nhanh-nhat-khu-vuc/864353.vnp

Phát huy di tích làng cổ Đường Lâm tạo động lực phát triển kinh tế - xã hội Phát huy di tích làng cổ Đường Lâm tạo động lực phát triển kinh tế - xã hội
Giải pháp phát triển kinh tế bền vững cho đồng bào dân tộc thiểu số tại ĐBSCL Giải pháp phát triển kinh tế bền vững cho đồng bào dân tộc thiểu số tại ĐBSCL

Theo Vietnam+/TTXVN

Đường dẫn bài viết: https://thoidai.com.vn/bao-nga-viet-nam-co-nen-kinh-te-so-phat-trien-nhanh-nhat-khu-vuc-186352.html

In bài viết