PVD đã sẵn sàng cho Lô B - Ô Môn, dự kiến cuối 2025 triển khai khoan

09:31 | 27/04/2023

Khối lượng công việc của PV Drilling (PVD) vẫn được duy trì nhờ sự sôi động từ thị trường khu vực. Trước khi các hoạt động trong nước tích cực trở lại, PVD nhiều khả năng có năm lãi hơn 100 tỷ đồng, vượt kế hoạch ĐHĐCĐ 2023.
Thị trường chứng khoán khó dự đoán, sếp Pyn Elite Fund khuyên nhà đầu tư kiên nhẫn Thị trường chứng khoán khó dự đoán, sếp Pyn Elite Fund khuyên nhà đầu tư kiên nhẫn
Theo ông Petri Deryng, tại thị trường Việt Nam, những yếu tố nội tại đóng vai trò quan trọng hơn và ông tin rằng những động lực này sẽ tạo ra chuyển biến mạnh mẽ cho thị trường chứng khoán trong vòng 1 năm tới.

Ngày 26/4, Tổng CTCP Khoan và Dịch vụ Khoan Dầu khí – PV Drilling (PVD) đã tổ chức ĐHĐCĐ thường niên năm 2023.

Năm 2023, PV Drilling đặt kế hoạch tổng doanh thu hợp nhất đạt 5.400 tỷ đồng, giảm nhẹ so với thực hiện năm trước. Tuy nhiên, lợi nhuận sau thuế hợp nhất được kỳ vọng đạt 100 tỷ đồng, thay vì thua lỗ như năm 2022.

Theo ước tính của ban lãnh đạo, riêng quý 1/2023, doanh thu đạt 1.227 tỷ đồng, lợi nhuận sau thuế đạt 52 tỷ đồng, lợi nhuận cổ đông công ty mẹ là 66 tỷ đồng. Giá cho thuê giàn trung bình của các giàn khoan là 70 nghìn USD/ngày, cao hơn năm 2022. Nhìn chung hiệu suất sẽ cao trong năm 2023 và Công ty liên tục có hợp đồng nên PVD hoàn toàn tự tin sẽ đạt kế hoạch đã đề ra.

Về triển vọng giàn khoan thị trường trong nước, ông Đỗ Đức Chiến, Phó chủ tịch HĐQT cho biết, Việt Nam có 8 giàn khoan tự nâng, trong đó 5 giàn khoan của Vietsopetro, PVD sở hữu 2 giàn khoan và 1 giàn khoan nước ngoài đang thực hiện khoan cho Vietsopetro. Nhu cầu giàn khoan trung bình cần liên tục trong 1 năm tại Việt Nam tương đối thấp, chỉ từ 1,2 - 2 giàn, chưa kể giàn tự nâng của Vietsopetro.

Ngoài ra, thị trường trong nước có đặc điểm chỉ triển khai tập trung từ tháng 3 - 10 hàng năm (do thời tiết tốt), dẫn đến nhu cầu giàn gia tăng trong cùng thời điểm của năm và phải thuê thêm giàn nước ngoài để thực hiện. Còn sau thời gian có thời tiết tốt, các giàn lại phải chờ. Dự kiến cuối năm 2023, PVD phải thuê thêm giàn khoan.

Nhờ thị trường khu vực, khối lượng công việc vẫn đang được đảm bảo. Từ 2024, Việt Nam bắt đầu khởi động một số dự án dài hạn như Đại Hùng pha 3; Lạc Đà Vàng, mỏ Cá Tầm và Kình Ngư Trắng...

Khi được cổ đông chất vấn về dự dự án Lô B – Ô Môn, Tổng Giám đốc Nguyễn Xuân Cường cho biết hiện tại dự án đang được đánh giá, nếu thuận lợi, giá FID sẽ được phê duyệt trong quý 3/2023. Theo lịch trình dòng khí đầu tiên vào năm 2026 thì cuối 2025 Công ty có thể triển khai khoan.

PVD đã sẵn sàng chuẩn bị tham gia tuy nhiên cần đợi phê duyệt mới có thể triển khai.

Vì sao doanh nghiệp dầu khí dè dặt với kế hoạch kinh doanh năm 2023? Vì sao doanh nghiệp dầu khí dè dặt với kế hoạch kinh doanh năm 2023?
Năm 2023, PV OIL, PVTrans đặt kế hoạch doanh thu và lợi nhuận giảm hàng chục % so với năm ngoái, thậm chí Lọc hóa dầu Bình Sơn còn dự kiến lợi nhuận sau thuế “đi lùi” gần 90% trong bối cảnh lạm phát thế giới vẫn cao và chi phí sản xuất tăng,…
Dầu khí giao dịch hứng khởi, nhóm Bất động sản nhận tin tốt trong phiên chiều Dầu khí giao dịch hứng khởi, nhóm Bất động sản nhận tin tốt trong phiên chiều
Các diễn biến của chỉ số trong phiên sáng tiếp nối những chuyển động lấp "gap" của 2 phiên trước. Dù vậy, nhờ có thông tin tích cực về NVL, cả nhóm Bất động sản đã hỗ trợ thị trường quay đầu tăng tăng điểm.

Mai Hương

Đường dẫn bài viết: https://thoidai.com.vn/pvd-da-san-sang-cho-lo-b-o-mon-du-kien-cuoi-2025-trien-khai-khoan-185223.html

In bài viết