Tập đoàn năng lượng lớn nhất Trung Quốc đầu tư mạnh tay vào năng lượng tái tạo

07:55 | 06/04/2023

Các doanh nghiệp đang cố gắng đa dạng hóa hoạt động kinh doanh khi mà chính quyền Bắc Kinh vận động doanh nghiệp hướng đến mục tiêu phát thải ròng bằng không trước năm 2060.
Bình Thuận ưu tiên phát triển du lịch biển, năng lượng tái tạo, công nghiệp công nghệ cao Bình Thuận ưu tiên phát triển du lịch biển, năng lượng tái tạo, công nghiệp công nghệ cao
Tỉnh Bình Thuận đẩy mạnh chuyển đổi cơ cấu kinh tế, đổi mới mô hình tăng trưởng theo hướng ưu tiên phát triển du lịch biển, năng lượng tái tạo, công nghiệp công nghệ cao, nông nghiệp sinh thái, nông thôn hiện đại và nông dân văn minh.
Việt Nam hoan nghênh, khuyến khích AES đầu tư vào lĩnh vực năng lượng tái tạo Việt Nam hoan nghênh, khuyến khích AES đầu tư vào lĩnh vực năng lượng tái tạo
Việt Nam hoan nghênh và khuyến khích kế hoạch, ý tưởng đầu tư vào các dự án năng lượng tái tạo, năng lượng sạch của Tập đoàn AES cùng các đối tác có năng lực và uy tín tại Việt Nam. Đây là khẳng định của Thủ tướng Phạm Minh Chính tại buổi tiếp ông Juan Ignacio Rubiolo, Phó Chủ tịch Thường trực Tập đoàn năng lượng AES (Hoa Kỳ) chiều 11/10 tại trụ sở Chính phủ.

Ba tập đoàn nhà nước của Trung Quốc có kế hoạch đầu tư tổng số khoảng 100 tỷ nhân dân tệ tức khoảng 14,5 tỷ USD hoặc hơn vào năng lượng tái tạo trong khoảng thời gian từ nay đến năm 2025.

Như vậy, họ đang cố gắng đa dạng hóa hoạt động kinh doanh khi mà chính quyền Bắc Kinh vận động doanh nghiệp hướng đến mục tiêu phát thải ròng bằng không trước năm 2060.

Theo Nikkei, phát biểu trước báo chí Hồng Kông vào ngày 27/3/2023, chủ tịch tập đoàn hóa dầu Trung Quốc (CPC) – ông Ma Yongsheng tuyên bố: “Chúng tôi sẽ tăng cường đầu tư vào năng lượng tái sinh mỗi năm. Chúng tôi muốn trở thành doanh nghiệp hàng đầu trong lĩnh vực này”. Ông Yongsheng không nói rõ về con số, thế nhưng nhìn chung giới phân tích nhận định doanh nghiệp sẽ đầu tư ít nhất khoảng 60 tỷ nhân dân tệ vào lĩnh vực này trong vòng 3 năm tới.

Trong khi đó, một doanh nghiệp năng lượng hàng đầu khác của Trung Quốc có tên Sinopec hiện đang vận hành khoảng 30.000 trạm xăng trên khắp Trung Quốc đã lên kế hoạch sử dụng cơ sở hạ tầng hiện tại để vận hành trạm nhiên liệu hydro phục vụ cho xe chạy bằng pin nhiên liệu.

Chính phủ Trung Quốc đặt mục tiêu có ít nhất 50.000 xe chạy bằng pin nhiên liệu trên đường vào năm 2025, cao hơn đáng kể so với con số 12.000 ở thời điểm cuối năm 2022. Sinopec có kế hoạch mở rộng mạng lưới trạm nhiên liệu hydro lên 1.000 điểm trước thời điểm cuối năm 2025 từ con số 98 vào cuối năm 2022, trong đó thông qua hợp đồng hợp tác với các hãng xe.

Sinopec đã đầu tư 5,7 tỷ nhân dân tệ xây dựng trạm hydro xanh tại khu vực Nội Mông để đáp ứng nhu cầu của nhà máy xử lý than đá. Dự án này được cho là sẽ giảm lượng khí thải các bon dioxide ước tính khoảng 1,4 triệu tấn/năm.

“Khi mà phương tiện chạy điện ngày một trở nên phổ biến, chúng tôi sẽ chuyển đổi những trạm xăng thành những trạm sản xuất chất hóa học”, ông Ma nói.

Hoạt động đầu tư này diễn ra trong bối cảnh khí thải các bon tại Trung Quốc đặt mục tiêu sẽ quyết liệt giảm khí thải các bon từ năm 2030 và đưa phát thải các bon về mức không vào năm 2060. Tiêu thụ dầu tại Trung Quốc nhiều khả năng sẽ lập đỉnh ở mức khoảng 800 triệu tấn vào năm 2030 và sau đó rơi xuống khoảng 200 triệu tấn vào năm 2060.

Trong khi đó, năng lượng gió và mặt trời nhiều khả năng sẽ chiếm khoảng 28% sản xuất điện của Trung Quốc vào năm 2030 và 81% vào năm 2060, cao hơn nhiều so với tỷ lệ 13% vào năm 2022, theo viện nghiên cứu nhà nước Trung Quốc. Các doanh nghiệp năng lượng lớn của Trung Quốc hiện đang chịu sức ép định hình lại hoạt động kinh doanh để có thể tiếp tục tăng trưởng.

Tập đoàn năng lượng CNOOC của Trung Quốc hiện cũng đang tập trung vào phát triển năng lượng gió dựa trên việc tận dụng kinh nghiệm của tập đoàn với thềm biển.

Hợp tác xuyên quốc gia là “chìa khóa” cho phát triển năng lượng tái tạo ngoài khơi ở Biển Đông Hợp tác xuyên quốc gia là “chìa khóa” cho phát triển năng lượng tái tạo ngoài khơi ở Biển Đông
Ngày 23/3, tại Nha Trang, Khánh Hòa, Đối thoại Biển lần thứ 10 với chủ đề “Năng lượng tái tạo ngoài khơi: Cơ hội và thách thức đối với chuyển đổi xanh” do Học viện Ngoại giao (DAV) và Quỹ Konrad Adenauer Stiftung (KAS) đồng tổ chức đã khai mạc.
3 kịch bản cho ngành năng lượng của Việt Nam đến năm 2050 3 kịch bản cho ngành năng lượng của Việt Nam đến năm 2050
Có 3 kịch bản phát triển cho ngành năng lượng của Việt Nam đến năm 2050 hướng tới 100% năng lượng tái tạo, bao gồm: Kịch bản phát triển thông thường (BAU), kịch bản 80% năng lượng tái tạo (80RE) và kịch bản 100% năng lượng tái tạo (100RE).

Trung Mến

Đường dẫn bài viết: https://thoidai.com.vn/tap-doan-nang-luong-lon-nhat-trung-quoc-dau-tu-manh-tay-vao-nang-luong-tai-tao-184287.html

In bài viết