IPU và LHQ đánh giá cao phụ nữ nắm giữ các vị trí quan trọng trên chính trường

16:29 | 08/03/2023

Ngày càng có nhiều phụ nữ nắm giữ các vị trí ra quyết định chính trị trên toàn thế giới, tuy nhiên sự bình đẳng giới vẫn còn xa vời. Đó là nhận định được Liên minh Nghị viện Thế giới (IPU) và Tổ chức Phụ nữ Liên hợp quốc cùng đưa ra trong báo cáo công bố ngày 7/3.
Chính phủ và Nhân dân Thổ Nhĩ Kỳ xúc động trước tình cảm và sự hỗ trợ của Việt Nam Chính phủ và Nhân dân Thổ Nhĩ Kỳ xúc động trước tình cảm và sự hỗ trợ của Việt Nam
Bộ trưởng Bùi Thanh Sơn khẳng định Việt Nam sẵn sàng tham gia vào công cuộc tái thiết tại các vùng bị ảnh hưởng bởi động đất.
Người Việt tại Thổ Nhĩ Kỳ đánh giá cao sự hỗ trợ của Đại sứ quán Người Việt tại Thổ Nhĩ Kỳ đánh giá cao sự hỗ trợ của Đại sứ quán
Đại sứ quán đã có kế hoạch phối hợp với cộng đồng người Việt ở Thổ Nhĩ Kỳ triển khai các chương trình nhằm cung cấp hỗ trợ thiết yếu cho bà con để cuộc sống có thể trở lại bình thường sớm nhất.

Báo cáo trên đưa ra bảng xếp hạng mới nhất và sự phân bố theo khu vực của những quốc gia có nữ giới đảm nhiệm các vị trí quản lý hành pháp và tham gia quốc hội tính đến ngày 1/1/2023.

Kết quả cho thấy số phụ nữ giữ vai trò lãnh đạo chính trị nói chung đã tăng lên. Tuy nhiên, sự hiện diện của nữ giới ở các vị trí lãnh đạo cấp cao trong chính phủ hoặc với tư cách là người đứng đầu nhà nước và chính phủ vẫn còn rất ít.

Theo báo cáo, ở thời điểm đầu năm 2023, có 11,3% số các quốc gia trên thế giới có phụ nữ đứng đầu nhà nước (không bao gồm các quốc gia theo chế độ quân chủ) và 9,8% có phụ nữ đứng đầu chính phủ. Những con số này đều đã tăng so với một thập kỷ trước, khi các thống kê này lần lượt ở mức 5,3% và 7,3%.

Báo cáo trên đã chỉ ra rằng hiện chỉ có 13 quốc gia, chủ yếu ở châu Âu, có nội các bình đẳng giới, với 50% số thành viên nội các là phụ nữ giữ chức vụ từ bộ trưởng trở lên. Trong khi đó, vẫn còn 9 quốc gia không có thành viên nội các là nữ giới.

Theo báo cáo, giới chức là nam giới tiếp tục chiếm ưu thế trong các lĩnh vực chính sách như kinh tế, quốc phòng, tư pháp và nội vụ.

Trong khi đó, nữ giới chỉ chiếm 12% trong số các vị trí bộ trưởng phụ trách đầu tư quốc phòng và chính quyền địa phương, 11% phụ trách vấn đề năng lượng, nhiên liệu tài nguyên thiên nhiên và khai thác mỏ và 8% phụ trách lĩnh vực giao thông.

IPU và LHQ đánh giá cao sự hiện diện của phụ nữ trên chính trường | Đời sống | Vietnam+ (VietnamPlus)
Tổng Giám đốc WTO Ngozi Okonjo-Iweala và Chủ tịch ECB Christine Lagarde. Ảnh: twitter

Tổng Thư ký IPU Martin Chungong nhấn mạnh: "Chúng ta đang chứng kiến sự tiến bộ không ngừng về số lượng phụ nữ tham gia chính trị trong năm nay, điều này rất đáng khích lệ. Tuy nhiên, vẫn còn một chặng đường dài phía trước để đạt được bình đẳng giới, nếu xét theo tốc độ tăng trưởng hiện tại".

Trước đó, tại phiên khai mạc kỳ họp thứ 67 của Ủy ban về Vị thế của phụ nữ (CSW) của LHQ hôm 6/3, Tổng Thư ký Liên Hiệp Quốc Antonio Guterres cảnh báo bình đẳng giới sẽ không đạt được trong vòng 300 năm với tiến trình hiện tại, khi quyền của phụ nữ vẫn bị lạm dụng, đe dọa và vi phạm.

Trong phiên họp 2 tuần, Ủy ban về Vị thế của phụ nữ LHQ sẽ tập trung vào việc thu hẹp khoảng cách giới trong công nghệ và đổi mới, mà ông Guterres cho rằng phụ nữ và trẻ em gái đang bị bỏ lại phía sau. Họ chiếm số đông trong 3 tỉ người trên thế giới chưa được kết nối với internet và chỉ đạt 19% ở các nước kém phát triển nhất.

Trong khi đó, bà Sima Bahous, Giám đốc điều hành Cơ quan LHQ vì Bình đẳng giới và Trao quyền cho Phụ nữ (UNIFEM, còn gọi là UN Women), cho biết thách thức trước mắt là "sửa chữa các thể chế, định kiến giới có hại xung quanh lĩnh vực công nghệ và đổi mới", bảo đảm không gian trực tuyến không bị lạm dụng.

Trong một diễn biến khác, liên quan chuyện mang thai hộ, khác với một số quốc gia như Anh, Canada hay Việt Nam chỉ cho phép vì mục đích nhân đạo (theo chỉ định y khoa, không liên quan lợi nhuận), mang thai hộ vì mục đích thương mại vẫn được chấp nhận ở một số nơi trên thế giới.

Đồng hành cùng Việt Nam trên chặng đường phát triển Đồng hành cùng Việt Nam trên chặng đường phát triển
Năm 2023 đánh dấu tròn năm thập kỷ từ khi Australia và Việt Nam thiết lập quan hệ ngoại giao. Trong hành trình 50 năm hợp tác đó, các tổ chức phi chính phủ Australia, thông qua các dự án viện trợ trải rộng trên các lĩnh vực kinh tế, y tế, chăm sóc sức khỏe cộng đồng, giáo dục... đã góp phần giảm nghèo, phát triển kinh tế - xã hội, thúc đẩy phát triển bền vững ở Việt Nam và quan hệ hữu nghị hợp tác giữa nhân dân hai nước.
Ngày quốc tế phụ nữ 8/3 ở các nước trên thế giới Ngày quốc tế phụ nữ 8/3 ở các nước trên thế giới
8/3 được biết tới là ngày quốc tế phụ nữ hay còn có tên gọi khác là ngày Liên hợp quốc vì nữ quyền và hòa bình quốc tế.

Kim Hảo (t/h)

Đường dẫn bài viết: https://thoidai.com.vn/ipu-va-lhq-danh-gia-cao-phu-nu-nam-giu-cac-vi-tri-quan-trong-tren-chinh-truong-183106.html

In bài viết