Hơn cả món quà

22:26 | 19/01/2023

Trong nhiều năm qua, các tổ chức phi chính phủ nước ngoài (PCPNN) đã tổ chức và thực hiện nhiều chương trình, dự án ý nghĩa tại Việt Nam, hướng đến phụ nữ, trẻ em, người khuyết tật... Sự hỗ trợ đó không chỉ đem lại niềm vui, cuộc sống chất lượng hơn, mà còn giúp cho những đối tượng thụ hưởng có được niềm tin, bản lĩnh và tương lai tươi sáng hơn.
Món quà đặc biệt của bộ đội biên phòng tặng dân bản Món quà đặc biệt của bộ đội biên phòng tặng dân bản
Huy động nguồn kinh phí từ xã hội hóa, cán bộ, chiến sĩ Đồn Biên phòng Làng Mô, bộ đội biên phòng (BĐBP) Quảng Bình trực tiếp đóng góp ngày công lao động, xây dựng hàng chục nhà vệ sinh kiên cố, tự hủy, tặng nhân dân trên địa bàn. Đón nhận món quà nhỏ mà ý nghĩa này, bà con vui mừng khôn tả, họ nghe theo BĐBP chung tay giữ gìn vệ sinh môi trường, thực hiện nếp sống mới tại khu vực dân cư biên giới.
Cô giáo Nga Svetlana Glazunova yêu Việt Nam từ những món quà của bố Cô giáo Nga Svetlana Glazunova yêu Việt Nam từ những món quà của bố
Từ lâu, cô Svetlana Glazunova (tên tiếng Việt là Hằng), giảng viên tiếng Việt tại Đại học Quan hệ quốc tế Moscow (MGIMO), đã coi Việt Nam là một phần cuộc đời của mình. Cô yêu văn hóa Việt Nam và luôn tâm huyết giới thiệu hình ảnh “đất nước hình chữ S” đến với sinh viên Nga.

CARE Quốc tế tại Việt Nam giúp vay vốn, cải thiện cuộc sống

Tới thăm hệ thống trang trại chăn nuôi heo theo quy trình Vietgap của gia đình chị Phạm Thị Vòng, xã Gia Hiệp, huyện Di Linh, Lâm Đồng. Nhiều người sẽ ngạc nhiên với cơ ngơi của chị gồm: 20 heo nái, hơn 300 heo thịt, 100 cây sầu riêng ghép, 200 cây chuối laba, chăn nuôi thêm gà, vịt... Ít ai ngờ rằng, chỉ cách đây hơn 1 năm (tháng 6/2021), gia đình chị gần như phá sản do ảnh hưởng của dịch tả heo châu Phi.

Năm đó, hơn 400 con bị tiêu huỷ, thiệt hại hơn 1 tỷ đồng, trong vòng hơn 1 tháng toàn bộ số tiền tiết kiệm, tích luỹ của gia đình chị qua nhiều năm đều tiêu tan. Trong lúc khó khăn chị Vòng nhận được sự hỗ trợ từ mô hình Tiết kiệm tín dụng thôn bản tự quản (VSLA) thuộc Dự án “Bứt phá: Thúc đẩy tài chính toàn diện cho phụ nữ dân tộc thiểu số” do tổ chức CARE Quốc tế tại Việt Nam và các đơn vị phối hợp thực hiện.

Hơn cả món quà
Nhờ được vay vốn, khó khăn của gia đình chị Vòng mới được tháo gỡ, cuộc sống dần ổn định (Ảnh: NVCC).

Chị Vòng được vay 8.000.000 đồng, mua 5.000 con chim cút giống nuôi lấy trứng, phân chim cút ủ lại để bón cho cây sầu riêng và chuối laba. Qua hơn nửa năm thực hiện, đến nay chị đã có thu nhập từ chim cút phục vụ cho sinh hoạt hàng tháng, giúp ổn định cuộc sống.

Chị Vòng chia sẻ: "Nhờ tổ chức CARE Quốc tế tại Việt Nam và tham gia mô hình VSLA mà bản thân tôi được vay vốn chuyển đổi mô hình sản xuất, khó khăn của gia đình được tháo gỡ, cuộc sống dần ổn định. Tôi thấy hoạt động này do hội phụ nữ xã và thôn cùng cán bộ CARE Quốc tế tại Việt Nam rất có ý nghĩa và thiết thực với nhu cầu của bà con".

Nhờ World Vision Việt Nam, em được đến trường!

Lầu Thị Phương Thảo (17 tuổi), sống tại một trong những xã nghèo nhất của huyện Điện Biên Đông, tỉnh Điện Biên. Gia đình Thảo chưa được tiếp cận với nước máy, nhà vệ sinh tiêu chuẩn. Để phục vụ sinh hoạt, người lớn trong nhà phải đi hàng chục cây số để lấy nước về sử dụng. Nhờ sự hỗ trợ của World Vision Việt Nam, gia đình Thảo đã được hỗ trợ để xây nhà vệ sinh tiêu chuẩn và tham gia các buổi truyền thông về nước sạch.

Hơn cả món quà

Thảo (thứ hai từ trái sang) mong muốn trở thành cô giáo mầm non để giúp đỡ các em nhỏ khó khăn (Ảnh: NVCC).

Bố mẹ Thảo còn được hỗ trợ xây dựng trang trại, cấp ngan, heo giống và thức ăn chăn nuôi. Đồng thời, tập huấn nâng cao kỹ năng chăn nuôi để phát triển sinh kế bền vững. Nhờ đó kinh tế gia đình ngày càng cải thiện. Thảo và anh trai cũng được lựa chọn để tham gia Chương trình Bảo trợ của World Vision Việt Nam, được ăn uống đầy đủ dinh dưỡng và sống trong điều kiện đảm bảo vệ sinh.

Thảo nói: “Nhờ World Vision Việt Nam, sinh kế của gia đình được đảm bảo, em được đến trường. Em muốn trở thành một giáo viên mầm non. Em muốn dạy và kể chuyện cho các em nhỏ, giúp các em tự tin khám phá thế giới ở ngoài kia. Em mong rằng tất cả các em bé ở bản đều có thể đi học như em”.

Tổ chức Trả Lại Tuổi Thơ đã cho tôi “chiếc cần câu”

Nguyễn Văn Tâm (22 tuổi, TP HCM) là trẻ mồ côi. Tâm còn bị thoát vị tuỷ sống bẩm sinh, hai chân bị liệt, phải di chuyển bằng xe lăn. May mắn đã mỉm cười khi Tâm nhận được học bổng từ tổ chức Trả Lại Tuổi Thơ và 1 chiếc laptop phục vụ cho việc học tập. Tâm đã tốt nghiệp trường Cao đẳng Bách Việt, chuyên ngành thiết kế đồ họa.

Hơn cả món quà
Nguyễn Văn Tâm (giữa) nhận bằng tốt nghiệp (Ảnh: NVCC).

“Tôi thật sự hạnh phúc và biết ơn tổ chức Trả Lại Tuổi Thơ đã tài trợ mở ra tương lai tươi sáng cho tôi. Tôi yêu thích công việc và sẽ cố gắng trau dồi thêm kỹ năng. Tôi đã có thu nhập mỗi tháng hơn 5 triệu đồng. Tôi sẽ nỗ lực và học hỏi hơn nữa để trở thành một người thiết kế đồ họa chuyên nghiệp. Tôi muốn truyền thông điệp tới các bạn có hoàn cảnh giống tôi rằng tôi đã tạo ra sự khác biệt và các bạn cũng có thể làm được”, Tâm chia sẻ. Được biết, Trả lại Tuổi thơ là một tổ chức phi lợi nhuận của Hoa Kỳ, hoạt động tại thành phố Đà Nẵng vào năm 2002 với mục tiêu hỗ trợ trẻ em gặp hoàn cảnh khó khăn, người khuyết tật...

Helvetas Việt Nam:

Giúp người dân tộc Vân Kiều phát triển kinh tế bằng du lịch sinh thái cộng đồng

Vợ chồng anh Hồ Văn Huynh và chị Hồ Thị Son (xã Kim Thủy, huyện Lệ Thủy, tỉnh Quảng Bình) đặt tên cho căn nhà nhỏ phục vụ du lịch của gia đình là SON homestay. Căn nhà là nơi đón khách du lịch sau hành trình chinh phục thác Dương Cầm thuộc Khu Dự trữ thiên nhiên Động Châu - Khe Nước Trong, huyện Lệ Thủy, tỉnh Quảng Bình.

Trước khi biết đến dịch vụ này, vợ chồng anh chị Huynh Son cũng như những gia đình trong bản Rum-Ho bao đời nay phần lớn phụ thuộc vào rừng. Mỗi tháng anh chị đi rừng ít nhất 10 ngày. Với diện tích đất canh tác hạn hẹp, thu nhập của người dân bấp bênh.

Được sự hỗ trợ của Dự án Quản lý rừng bền vững và bảo tồn đa dạng sinh học (VFBC) do Helvetas Việt Nam thực hiện và Công ty Netin Travel, từ thành viên đội phục vụ tour vượt thác của Netin, vợ chồng Huynh Son đã tự biến căn nhà nhỏ thành SON homestay để đón khách lưu trú và phục vụ ẩm thực.

Hơn cả món quà
Vợ chồng anh Hồ Văn Huynh và chị Hồ Thị Son tại SON homestay (Ảnh: NVCC).

Sau gần nửa năm được Dự án VFBC hỗ trợ, anh chị được trang bị thêm những kỹ năng, kiến thức và nâng cấp được cơ sở vật chất phục vụ du lịch và cũng đã đón những vị khách đầu tiên. Chị Son nói: "Trước đây, khi chưa có du lịch thì cứ đi vô rừng vô rú để kiếm ăn qua ngày nhưng khi làm du lịch rồi thì có thêm thu nhập, cuộc sống tốt hơn, không phải vào rừng nữa. Cảm ơn Dự án Quản lý rừng bền vững và bảo tồn đa dạng sinh học đã cho chúng tôi nhiều thứ mới mẻ.”

Dự án VFBC cũng hỗ trợ 20 hộ khác làm du lịch, trong đó có 2 hộ làm homestay. Một số hộ gia đình còn lại làm các dịch vụ du lịch, như phục vụ ăn uống, dẫn tour. Người dân trong bản đã bắt đầu thay đổi cuộc sống, giảm phụ thuộc vào rừng từ nguồn sinh kế mới - du lịch cộng đồng.

“Truyện cổ tích Kazakhstan”  - món quà ý nghĩa dành tặng trẻ em Việt Nam “Truyện cổ tích Kazakhstan” - món quà ý nghĩa dành tặng trẻ em Việt Nam
Đại sứ quán Kazakhstan tại Việt Nam vừa tổ chức lễ trao tặng tập 1 cuốn sách “Truyện cổ tích Kazakhstan” bằng tiếng Việt cho Thư viện Quốc gia Việt Nam. 100 cuốn sách được trao đến thư viện Quốc gia là những món quà ý nghĩa dành tặng trẻ em Việt Nam nhân dịp Tết Nguyên Đán.
Tác giả của ca khúc nổi tiếng “Đường Trường Sơn xe anh qua” đã qua đời Tác giả của ca khúc nổi tiếng “Đường Trường Sơn xe anh qua” đã qua đời
Nhạc sĩ Văn Dung - tác giả của những ca khúc nổi tiếng như “Đường Trường Sơn xe anh qua”, “Những bông hoa trong vườn Bác”… đã qua đời vào lúc 20h23 phút ngày 8/3 tại Hà Nội, hưởng thọ 86 tuổi.

Ngọc Lê - Phạm Lý

Đường dẫn bài viết: https://thoidai.com.vn/hon-ca-mon-qua-181342.html

In bài viết